Tuesday, June 06, 2006.

Tuesday, June 06, 2006.
Đã thi xong vật lý cơ, lý thuyết vào đúng phần mình không học: chuyển động vật rắn. Phần động lượng học rất kĩ thì không vào một tí ti gì, đau phết. Nhưng làm sao lại kêu là không may, là đen ? “Phải đâu may nhờ rủi chịu, phải đâu trong đục cũng đành”, khà khà, vẫn có hi vọng qua. Giờ là chiến đấu tiếp với giải tích. Môn này 7 trình, try your best !
Thi xong đi xe bus về nhà, giữa trưa trời năng dã man vẫn đạp xe tới nhà Hoa. Đưa cho nó cái hóa đơn thu lệ phí nộp hồ sơ dự thi của ĐHSP I, ăn cơm trưa ở đó rùi ở lại cả buổi chiều để dạy cho nó Dos và Pascal, hic, mệt thật. Nó chẳng bít cái gì mà chỉ có một buổi chiều. Cố gắng hết sức mới có thể nhẹ nhàng và kiên nhẫn giảng cho nó – mình ngẫm ra một điều rằng: Không có nghiệp vụ sư phạm giảng bài thật là nan giải, hichic. Nói chung là cũng khá thành công, có nhiều hi vọng là sẽ qua. Một sự thật là không có môn nào là khó hay đáng chán cả, chỉ cần đầu tư cho nó thời gian và dành cho nó một ít “tò mò” là nó sẽ rất thú vị. Và không ai là không có khả năng.

Sáng hôm nay lúc ngồi trong phòng thi, có lúc mình cảm giác rằng chắc chắn mình sẽ thi lại, hic. Và tự an ủi bằng câu “Mọi vĩ nhân đều có một quá khứ, mọi tội đồ đều có một tương lai”. Quả thật đó là một câu nói rất ý nghĩa, giúp cho người ta lạc quan lên nhiều – ít nhất là với mình. Mọi vĩ nhân đều có một quá khứ, Kim Woo Choong đã từng phải đi bán báo khi mới 14 tuổi để nuôi sống gia đình, từng phải đi bộ 10km đi học mà không một xu dính túi. Bác ruột mình, một người từng đèo củi, gạo từ làng quê lên phố huyện để học cấp III, giờ là thiếu tướng ở Bộ quốc phòng. Rồi Huỳnh Minh Việt, từ một cậu bé nghèo, suốt từ lớp 4 tới lớp 10 bố phải gửi nhờ ở những gia đình gần trường học nhờ người ta nuôi hộ con mình cho con mình đi học, đã trờ thành 1 trong 50 sinh viên xuất sắc nhất toàn cầu, nhận giải thưởng về khả năng lãnh đạo của quỹ Goldman Sachs, sáng lập viên kiêm chủ tịch SEALNet. Trong những hoàn cảnh vô cùng khó khăn khắc nghiệt, người ta lại càng có nhiều sức mạnh để vươn lên. Điều quan trọng là khi đã thành công, nhiều người sẽ “ngủ quên” trên những cái tạm thời mà không tiếp tục phấn đấu, nhiều người lại quên đi quá khứ của mình, quá khứ của dân tộc mình, trở nên sa đọa, tha hóa. Thật đáng tiếc. Mình từng đọc trên HHT rằng ở các trường học tại Nhật Bản, họ có những hình ảnh về Nhật Bản trước kia: nghèo đói, khó khăn để luôn nhắc nhở học sinh có tinh thần tiết kiệm và vươn lên. Còn Việt Nam – đáng tiếc cho nền giáo dục đang hướng người ta đến sự dối trá, đam mê thành tích, ích kỷ và cá nhân. Thật may mắn trong cái màu xám ấy vẫn có những cá nhân xuất sắc, nhưng chỉ có họ thôi thì sao mà đủ được cho Việt Nam – Tổ quốc ơi !.
Trích từ báo chí: “1 người Việt thì hơn 1 người Nhật, nhưng 3 người Việt thì kém 3 người Nhật”. Khi chưa ra nước ngoài tôi cũng nghĩ như rất nhiều người VN khác rằng người Vn thông minh tài giỏi, chỉ mỗi tội thiếu đoàn kết. Ra nước ngoài mới biết đấy chỉ là ảo tưởng của người VN. Tôi cũng như nhiều du học sinh khác thấy người Việt không tham vọng bằng người Tàu, không chăm chỉ bằng người Nhật, không thông minh như người Do Thái hay người Đức. Do đó chúng ta cần phải rũ bỏ ảo tưởng về hình ảnh người Việt tài giỏi. Nên nói là “1 người Việt chưa chắc đã bằng 1 người Nhật, nhưng 3 người Việt thì kém xa 3 người Nhật”. (Phạm Lê Sơn Giám đốc công ty cổ phần tin học Verrasoft. Kĩ sư R&D, phòng công nghệ tri thức, Viện công nghệ thông tin quốc gia, Hà Nội)

Leave a Reply