SGK ngữ văn lớp 10

SGK ngữ văn lớp 10
Báo chí từng ẫm ĩ việc SGK Văn yêu cầu giáo viên chú ý dạy học sinh rằng: "Nguyễn Trãi là người bảo vệ môi trường" (Tuoitre, Vietnamnet…). Nay đọc SGK ngữ văn lớp 10 của em gái, tôi lại thấy đôi điều "tức mắt".
Cái đầu tiên, đó là mục lục (tôi hay xem từ cuối sách), các bài văn, bài thơ chữ Hán, người soạn đặt giải nghĩa đầu đề làm đầu đề chính còn đầu đề nguyên bản lại được cho vào trong ngoặc đơn. Có phải một chuyện ngược đời, trái bình thường không ? Khổ cho cái thói cứ thích khác người. Tôi chỉ biết "Báo kính cảnh giới" của Nguyễn Trãi chứ có bao giờ biết Nguyễn Trãi có bài "Cảnh ngày hè" đâu ? Tôi yêu cầu giữ nguyên đầu đề tiếng Hán, còn giải nghĩa thì cho trong ngoặc đơn, việc của người soạn SGK là "biên soạn" chứ không phải là "phóng tác".
Thứ hai là việc thay đổi một phần kết thúc của truyện "Tấm Cám" (truyện này ngày xưa tôi đọc trong Truyện đọc lớp 3 vậy mà bây giờ lại có trong Ngữ văn lớp 10?). Tôi chưa bao giờ được nghe một dị bản nào có nói việc "Tấm sai quân hầu đào một cái hố sâu và đun một nồi nước sôi. Tấm bảo Cám xuống hố rồi sai quân hầu dội nước sôi vào hố. Cám chết. Mụ dì ghẻ thấy vậy cũng lăn đùng ra chết." Sách chú giải là "Theo Nguyễn Đổng Chi, Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, tập 4. NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1975" tôi sẽ cố gắng tra cứu xem. Nhưng nói chung kết thúc này không hợp lý với điều bấy lâu chúng ta vẫn đọc về Tấm Cám.
Thứ ba, trong các phần "Hướng dẫn học bài", luôn có kiểu hỏi "Anh (chị) suy nghĩ như thế nào…", "Anh (chị) đánh giá như thế nào…" Tại sao "chị" lại để trong ngoặc đơn ? Phải chăng "anh" là chính còn "chị" là phụ? Tuyên truyền nam nữ bình đẳng sao trong cái nhỏ nhất này cũng bất bình đẳng? Tôi yêu cầu bỏ ngoặc đơn, dùng dấu phẩy ngăn cách theo phép liệt kê. Hơn nữa, tại sao lại gọi học sinh là "anh, chị"? Tôi phản đối cách gọi "quan cách" này, đúng là trong giao tiếp cách này thể hiện sự lịch sự, tôn trọng, nhưng nếu dùng "em" hay "bạn" tôi cho rằng thân thiện hơn.
Đó là đôi điều bức xúc, không hài lòng của tôi về cuốn SGK Ngữ văn lớp 10 tập một. Bao nhiêu tiền của để "cải cách" SGK, vậy mà khi đem ra "trình làng" thì vẫn thấy cả đống sạn?

23 thoughts on “SGK ngữ văn lớp 10”

  1. Anonymous writes:http://tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=159195&ChannelID=13Những sai sót “chết người” của sách ngữ văn: Cô Tấm nào đây? Sách Ngữ văn lớp 10 được phát hiện có không ít "hạt sạn" – Ảnh: Như Hùng TT – Trong chiều hướng đi tìm sự hoàn thiện tương đối của sách Ngữ văn 10, chúng tôi xin cung cấp thêm những sai sót khác của bộ sách này. Mong rằng đây sẽ là cơ sở để Bộ GD-ĐT phải làm một cái gì đó chứ không phải là những lời giải thích hài hước và thiếu trách nhiệm của những người chủ biên (sau phát hiện “Nguyễn Trãi là người bảo vệ môi trường”).Có hai cô Tấm?!Theo chủ trương phân ban, bậc THPT sẽ có hai bộ sách. Một bộ sách sẽ phục vụ chương trình chuẩn (ban khoa học tự nhiên và ban cơ bản), bộ nâng cao (phục vụ ban khoa học xã hội – nhân văn). Tư tưởng chỉ đạo để thực hiện hai bộ sách này là “chương trình nâng cao phải dựa vào chương trình chuẩn”. Nghĩa là giữa chúng – theo qui định của Bộ GD-ĐT – phải “thống nhất về quan điểm xây dựng chương trình, về văn bản và về quan điểm chung nội dung giảng dạy”.Tuy nhiên, quan điểm này đã bị các nhóm chủ biên của hai bộ sách tùy tiện, ngẫu hứng… phá vỡ. Điều này đã gây ra rất nhiều hệ lụy về học thuật, cách đánh giá, phương pháp dạy – học và cả kết quả thi cử.Ở đây chúng tôi xin dẫn một ví dụ trong rất nhiều ví dụ về sự không đồng nhất trên. Trong văn bản đoạn kết truyện Tấm Cám, bộ sách chuẩn, dựa theo Nguyễn Đổng Chi, cho rằng: “Tấm sai quân hầu đào một cái hố sâu và đun một nồi nước sôi. Tấm bảo Cám xuống hố rồi sai quân hầu giội nước sôi vào hố. Cám chết…”. Ngược lại, ở đoạn kết truyện này, sách nâng cao, dựa theo Chu Xuân Diên, lại cho rằng: “Theo lời chỉ bảo của Tấm, Cám sai đào một hố thật sâu và xuống ngồi dưới, rồi gọi người đem nước sôi giội xuống hố. Cám chết còng queo”.Rõ ràng từ sự không thống nhất văn bản trên, chúng ta sẽ có hai đánh giá khác nhau về tính cách Tấm. Cô Tấm ở sách chuẩn do hoàn toàn chủ động trong việc trả thù Cám nên sẽ khác với cô Tấm ở sách nâng cao (!). Và điều này sẽ tạo ra những nghịch lý rất buồn cười. Trong cùng một thế hệ học sinh, cô Tấm ban khoa học tự nhiên sẽ được người dạy, người học đánh giá là hơi ác – chí ít là qua cách trả thù. Còn cô Tấm ban khoa học xã hội và nhân văn, trái lại, lành hơn. Như vậy, người dạy sẽ biết đâu mà lần khi thực hiện bài dạy, giáo án, đáp án thi cử, kiểm tra, góp ý chuyên môn…Đó là chưa kể nếu người dạy đứng lớp ở cả hai ban thì rõ ràng cô Tấm là cô Tấm nào?Hướng dẫn vô cảm, xơ cứngNgoài ra, xin bàn về hệ thống câu hỏi gợi ý cho học sinh mà sách giáo khoa đã đưa ra. Trước tiên, với người sử dụng sách, hệ thống câu hỏi này chí ít và tối thiểu phải nhắm vào mục đích khơi gợi, truyền cảm cái hay, cái đẹp của văn bản. Ngược lại, một số không ít câu hỏi ở đây lại…vô cảm, xơ cứng dẫn đến những câu trả lời… không biết để làm gì!Ví dụ trong bài Khe chim kêu (Điểu Minh Giản – Vương Duy), người biên soạn hỏi như thế này: “Thử dùng một câu ngắn gọn để tóm tắt bài thơ” (!).Thưa, một bài thơ Đường lung linh, đẹp như thế, ai lại yêu cầu người cảm nhận “tóm tắt bài thơ bằng một câu ngắn gọn”. Và tóm tắt để làm gì? Không thể nghĩ khác đi, với những câu hỏi gợi ý như thế, trách chi học sinh sẽ cho ra đời những suy diễn xơ cứng, thô thiển…Trong khi đó, mô hình bài tập – đáp án trắc nghiệm cũng hết sức rối rắm, tối tăm. Ở đây, chúng tôi xin đưa hai ví dụ. Trong Tài liệu bồi dưỡng giáo viên, khi hướng dẫn mô hình trắc nghiệm để giáo viên tham khảo, sách hỏi: “Truyện An Dương Vương nêu lên bài học gì?A: Tình yêu nam nữ; B: Xây dựng đất nước; C: Bảo vệ đất nước; D: Giáo dục thế hệ trẻ”.Đáp án hướng dẫn là C, tức chủ đề truyện là “bảo vệ đất nước”. Thật ra, dẫu với kiến thức sơ đẳng nhất, ai cũng biết cả bốn dữ liệu trên đều bàng bạc trong văn bản. Hướng dẫn như thế vừa phiến diện, vừa hạ thấp, tước bỏ tư tưởng, tính đa nghĩa của văn chương. Và nếu thực hiện, bài tập ấy không những đã không bổ sung mà còn làm thui chột kiến thức tác phẩm của học sinh.Trắc nghiệm về ca dao, sách lại đưa ra mô hình: “Khi phân tích một bài ca dao, trước hết phải nắm vững điều gì trong những điều sau đây:A: Viết về chủ đề gì; B: Lời của ai nói với ai; C: Sử dụng thể thơ nào; D: Có ngắn gọn không?”.Và đáp án là B. Nghĩa là khi phân tích một bài ca dao phải nắm vững đó là “lời của ai nói với ai” (!). Chưa bàn đến sự tối tăm của đề – đáp án, ai cũng biết có những bài ca dao không phải là “lời của ai nói với ai” mà đơn thuần là tự bộc lộ (số lượng ca dao loại này là chủ yếu). Vậy điều cần “nắm vững” kia liệu có vững chút nào không?Trên đây, trong chiều hướng bổ sung những sai sót… chết người của sách, chúng tôi chỉ đưa ra vài ví dụ. Thật ra, nếu có một sự thẩm định toàn diện, thấu đáo, hệ thống sách Ngữ văn 10 sẽ còn rất nhiều điều đáng nói. Điều muốn bàn thêm là trách nhiệm của những người biên soạn cũng như thẩm định sách giáo khoa và các tài liệu tương đương. Sau khi Tuổi Trẻ nêu ra những sai sót ngớ ngẩn và lệch lạc đến mức khó hiểu trong cuốn Tài liệu hướng dẫn giáo viên môn ngữ văn lớp 10, như “Nguyễn Trãi là nhà bảo vệ môi trường”; trên báo Thể Thao & Văn Hóa ngày 11-8, GS Trần Đình Sử – chủ biên cuốn sách này (và nhiều bộ sách giáo khoa ngữ văn khác) – đã giải thích một cách rất hài hước. Rằng xảy ra tình trạng “Nguyễn Trãi… bảo vệ môi trường” là do bộ chỉ đạo thời gian biên soạn, in ấn quá gấp rút (trong một tuần phải viết xong hai cuốn sách hướng dẫn); do sự trưng cầu ý kiến song song với tài liệu đã in ra; do lỗi in ấn; và đặc biệt là do chủ trương phải dạy lồng ghép vào môn học các chương trình như: bảo vệ môi trường, bình đẳng giới… Cái sai sót đã khó chấp nhận, nhưng thái độ tiếp thu góp ý của những người chủ biên càng không thể chấp nhận.BẠCH LÊ QUANG

    Reply
  2. Anonymous writes:

    giai dum` tui de van nay` chut' di:em hay hoa than vao nhung que diem de ke lai cau chuyen theo dien bien va ket thuc truyen ngan "Co be ban diem"

    Reply
  3. Anonymous writes:híc híc minh bị mắt sgk van lop 10…mà cô mình ngày mai kiểm tra bài cảnh ngày hè…lam sao bây giờ??

    Reply
  4. Anonymous writes:híc híc minh bị mắt sgk van lop 10…mà cô mình ngày mai kiểm tra bài cảnh ngày hè…lam sao bây giờ??

    Reply
  5. Winny writes:Bạn suy nghĩ thế nào : Tại sao khi Mị Châu biết Trọng Thủy là kẻ phản bội mà lại rắc lông ngỗng cho Trọng Thủy đuổi theo giết cha mình ? Mình từng hỏi cô nhưng câu trả lời thì chỉ là : đó là điều hiển nhiên . Vậy bạn nghĩ sao ?

    Reply
  6. Anonymous writes:phan tich, so sanh loi ca cua ''khach'' ket thuc bai phu song bach dang voi bai tho song bach dang (bach dang giang) cua Nguyen Suong (ban dich)

    Reply
  7. mai writes:em cung la 1 hoc sinh lop 10 và phải công nhạn là trong sách có nhưng dieu em hông dong y nhu viec goi anh chi y

    Reply
  8. Anonymous writes:bạn nên góp ý chứ koh nên bức xúc như zậz…!?ý đầu tiên của bạn thì tớ đồng ý…cÒn cái thứ 2 thì trOng văn hỌc VN có nhiều dị bản khác nhau,bỞi vì đối với nhân dân lúc đóa cách xử lí như vậy là chưa thỏa đáng,họ cảm thấy chưa công bằng,lúc chúng tớ học bài này khi nghe cái kết cuộc Cám bị dội nước sÔi cũng thấy dã man rợ lém chứ…..cũng có nhiều thắc mắc….tấm hiền như vậy tại sao lại trả thù zà lại có cách trả thù dã man như thế..nhưng cÔ lai chO 1 câu gthích thỏa đáng nên koh cảm thấy bất bình nữa.còn ý thứ 2 anh(chị) nghĩ lak` a hoặc chị chứ koh sâu xa như bạn nói

    Reply

Leave a Reply to anonymousCancel reply