Nhân trường hợp chị thỏ bông.

<![CDATA[

Nhân trường hợp chị thỏ bông.

Bạn tôi, vợ về quê thăm mẹ. Anh ở nhà, vào đúng ngày chủ nhật, thì buồn. Alô cho mọt người bạn và cả hai đi mát-xa.

Cô gái làm mát-xa cho anh rất xinh, mặt tỉnh bơ, vừa làm vừa kể chuyện cười. cô kể chuyện chị thỏ bông đi lạc.

“chị thỏi bông có chồng là anh thỏ ông. Một hôm chị thỏ ông đi vào rừng tìm cà rốt. Lúc quay ra thì bị lạc. Chị đi một đoạn thì gặp anh thỏ trắng. chị hỏi, đường về nhà tôi là đường nào. Anh thỏ trắng bảo, ‘muốn biết thì ở lại đây đêm nay’. Chỉ thỏ bông đành ở lại.

Ngày hôm sau, chị đi tiếp, mãi vẫn không thấy đường. Chị nhìn thấy anh thỏ nâu. Chị hỏi, đường về nhà tôi là đường nào. Anh thỏ nâu nói, ‘muốn biết thì ở lại đây đêm nay’. Chị thỏ bông cắn răng ở lại đấy một đêm.

Hôm sau nữa, chị đi tiếp. Vẫn lạc đường. Lần này thì gặp anh thỏ đen. Chị đến hỏi, đường về nhà tôi là đường nào. Anh thỏ đen cũng nói, ‘muốn biết thì ở lại đây đêm nay’. Chị thỏ ông tặc lưỡi ở lại.

Sáng hôm sau, chị tỉnh dậy, và lên đường. Đi được một đoạn thì thấy nhà, với anh thỏ bông đang đánh răng trước cửa. Chị về nhà được hai hôm thì biết mình có mang.”

Cô mát-xa đố: “Em đố anh, con của chị thỏ bông sẽ có màu gì?”

Bạn tôi đoán, cà phê sữa bông, khoang đen bông…, mãi cũng sai, đành hỏi cô.

Cô bảo: “Muốn biết thì ở lại đây đêm nay”.

Đương nhiên là bạn tôi không phải thỏ bông nên không ở lại. Chỉ cười khà khà, tí sau rút ví ra, cho tiền boa, và về kể tôi nghe, tấm tắc khen mãi cô gái mát-xa tinh ranh làm anh buồn cười – cái việc mà cả mấy năm nay vợ anh không làm được.

***

Thưa chị em phụ nữ.

Không làm chồng cười được là một cái tội rất to. Nó khiến cho chồng các chị phải đi tìm nụ cười ở những nơi khác. Và đó là một cái quyền của đàn ông.

Cái này không phải là mình tôi nghĩ ra và phát ngôn. Mà điều này, báo (dành cho phụ nữ) nào cũng nó. “Khi anh ấy có người khác, bạn hãy xem lại mình”. Nghe như một châm ngôn.

Bởi vì các chị không biết kể chuyện chị thỏ bông cho nên các anh phải đi nghe người khác kể lại câu chuyện ấy.

Bởi vì các chị không biết mát-xa, cho nên các chị không thể cấm các anh đi mát-xa.

Bởi vì các chị không biết quá nhiều thứ nên các anh phải đi lấy kiến thức từ nơi khác.

Bởi vì các chị biết quá nhiều thứ nên các anh sẽ đi phổ biến kiến thức cho nơi khác.

Bởi vì các chị quá hiền,

Bởi vì các chị quá dữ,

Bởi vì các chị quá ngăn nắp,

Bởi vì các chị quá bừa bộn,

Kiểu gì, như báo đã nói, cũng là lỗi của các chị thôi.

Và báo (có lẽ đã ăn hối lội của đàn ông) mà đề cao quá sức cái công dung ngôn hạnh, gần như đặt hẳn các chị lên bàn thờ, khiến các chị không leo xuống được để đấu tranh bình đẳng với đàn ông, cho nên các chị đành ở đó mà vui vầy với bếp núc cùng con cái.

Trong khi đó,

Thưa các chị,

Một món quà nhân ngày phụ nữ mà tôi muốn tặng cho các chị, dù mở ra các chị có thể nhăn mặt, thấy vô đạo đức, gói lại không nhận, là phần phân tích sau vụ việc chị thỏ bông vừa qua để các chị biết thực lực các chị đến đâu:

I.                    Các chị dễ rơi vào tình huống “chị thỏ bông” hơn các anh

Có lẽ, chẳng ai nói cho chồng các chị biết rằng: Phụ nữ có khả năng sa ngã hơn đàn ông rất nhiều. lại không phải kiểu sa ngã ăn-bánh-trả-tiền-một-lần-rồi-quên như đàn ông, mà đây là sa ngã tinh thần, thương thương nhớ nhớ mà chồng các chị có biết thì cũng chỉ có nát tim gan. Không báo nào răn đe người đàn ông rằng nếu anh cứ để bụng bia đi lại nghênh ngang trong nhà mà quăng quật vợ, thì vợ anh, tuy cúi mặt hiền thục nấu ăn trong bếp cho anh đó, nhưng tâm trí là hướng về người khác rồi; như một nơi an ủi, như một chốn yêu thương; chỉ rất may cho anh, rằng chị đã ở cái thế “bàn thờ” của phụ nữ Á đông, nên ít khi để cho một việc đến nơi đến chốn, chứ còn không thì…

II.                 Luôn có những người khác mà chị không biết

Chị thỏ bông chỉ cần đi ra đường cũng đã thấy muôn sắc thỏ đón chào mình. Anh thỏ bông có thể thấy vợ là nhàm, nhưng những anh thỏ khác thì không thế.

Các chị cũng thế, để ra một ngày nhìn quanh mình đi, rồi các chị sẽ thấy, nếu các chị bật đèn xanh, sẽ có vài người đàn ong mong được các chị cười với họ một cái, hay ăn một bữa cơm của các chị nấu, hay được các chị xoa đầu.

Lâu nay các chị vẫn được giáo dục trở thành một bông hồng duy nhất cho một người duy nhất. đó hình như là chiến lược của cánh đàn ông. Đàn ông không nói với các chị rằng, nếu càng nhiều người ngắm, thì họ càng quý bông hồng của mình. Không đời nào họ nói như thế. Họ chỉ muốn an toàn, nên cố hướng dẫn các chị nở mãi mọt cách, tỏa hương mãi một loại; laọi nào, cách nào công dung ngôn hạnh tiết liệt nhất. Thế rồi sau đó, k
hi đã đ]
]>

1 thought on “Nhân trường hợp chị thỏ bông.”

  1. Gửi Đoàn của tôi
    Thưa Đoàn,
    (Mà cụ thể là thưa anh – cái người vẫn hay soạn báo cáo cho Trung Ương Đoàn)
    Đầu tiên, tôi xin đố anh, lá thư này là của ai:
    “Từ tháng 11 năm 1924, tôi được Ban phương Đông và Đảng Cộng sản Pháp phái đến Quảng Châu để làm việc cho Đông Dương.
    …Mặc dù thiếu thời gian và tiền, nhờ sự giúp đỡ của các đồng chí người Nga và An Nam, chúng tôi đã có thể:
    – Đưa 75 thanh niên An Nam đến học ở trường Tuyên truyền do chúng tôi tổ chức ở Quảng Châu,
    – Xuất bản 3 tờ tuần báo nhỏ,
    – Phái những người tuyên truyền vừa mới được đào tạo về Xiêm, Trung Kỳ, Bắc Kỳ và Nam Kỳ,
    – Thành lập một liên đoàn cách mạng do một ủy ban gồm 5 ủy viên ở Quảng Châu lãnh đạo, liên đoàn đã bắt rễ khắp nơi trong tất cả các xứ Đông Dương đó.
    …”(*)
    Thôi để nói luôn, cái thư này cũng là bản báo cáo của một thanh niên gửi cho tổ chức. Thanh niên đó là Nguyễn Ái Quốc. Và tổ chức đó là Ban Phương Đông Quốc tế Cộng Sản. Bức thư viết vào tháng 6 năm 1927. Chừng đó công việc, viết ra và đọc lên nghe đơn giản, nhưng toàn là những việc lớn và cốt tử. Thí dụ, ở mục (I), cái trường tuyên truyền được nêu rất vắn tắt với 75 học viên đó, lại chính là chậu ươm của Đảng Cộng sản Việt Nam; và Đảng, qua năm tháng, ai cũng biết, có thêm cánh tay phải là Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
    77 năm sau, “cánh tay phải” đã phải dùng tới 8 trang báo Thanh Niên (số ra ngày 18.9.02), đặc kín chữ, chỉ để đăng cái dự thảo báo cáo công tác của mình trong nhiệm kì vừa qua và phương hướng sắp tới. Và cái người soạn bài báo cáo này cho Đoàn chính là anh đấy, người thư ký nhiều chữ ạ.
    Bản Dự thảo Báo cáo này có một cái tên dài: “Phát huy truyền thống vẻ vang, tuổi trẻ Việt Nam thi đua học tập, rèn luyện, lao động sáng tạo, xung kích, tình nguyện xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa.” Tôi nói thật, nếu một ngày kia, một đoàn viên bình thường trong 4 triệu đoàn viên trong cả nước, tự nhiên muốn biết, từ năm 1997 đến 2002, thanh niên cả nước đã làm được gì và sắp tới sẽ phải làm gì; thì anh ta sẽ phải đọc theo kiểu “dũng sĩ”, nghĩa là kiên trì vượt qua bao nhiêu cửa ải của những câu choang choang trong báo cáo của anh, đã nghe mãi, nghe mãi, trong (gần như) mọi văn kiện, ở (gần như) mọi đại hội thanh niên, sực nức từ kép Hán Việt.
    Thí dụ, nói về nhiệm vụ thời đại của thanh niên Việt Nam, anh viết:
    “…ra sức thi đua học tập, rèn luyện, vươn lên nắm vững khoa học, kỹ thuật, công nghệ, thi đua lao động sáng tạo, xung kích, tình nguyện tham gia phát triển kinh tế – xã hội, giữ gìn quốc phòng, an ninh, thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.”
    Còn báo cáo về công tác giáo dục của Đoàn:
    “…được tập trung chỉ đạo và thu được những kết quả quan trọng, nhất là sự chuyển biến tích cực trong giáo dục chính trị, tư tưởng; lực lượng làm công tác tư tưởng được tăng cường; cơ chế, nguồn lực phục vụ công tác tư tưởng, văn hóa được tập trung đầu tư hơn, góp phần nâng cao nhận thức chính trị, củng cố niềm tin, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ.”
    Thưa anh, chỉ cần đọc bản dự thảo Báo cáo của Đoàn mà anh viết là biết ngay anh đang sống trong thời bình. Vì chỉ có thời bình thì người ta mới dám dùng nhiều chữ chung chung một cách xa xỉ như thế. Những chữ ấy, anh vặn lại tôi, sai chỗ nào nào, thì tôi thua, vì thật ra chúng chẳng có gì sai cả; nhưng mà anh viết báo cáo thì chắc anh cũng biết, chữ càng to thì càng che mất những việc làm cụ thể mà Đoàn đã làm được trong những năm qua. Người ta thấy anh “bình” nhiều hơn “báo”. Cứ báo cáo được một dòng thì anh lại bình (có khi) đến cả một cột. Ngay cả phong trào “Thanh niên Tình nguyện” để tự nhiên đã đẹp đến thế, anh vẫn còn không tự tin mà vẫn phải ca ngợi nó lên đến mức sáo rỗng:
    “Màu áo xanh tình nguyện không chỉ thể hiện sự thống nhất về tổ chức, mà còn in đậm trong lòng xã hội về hình ảnh đẹp của người thanh niên Việt Nam tình nguyện, xung kích, sáng tạo trong kinh tế thị trường.”
    Quay lại bản báo cáo của thanh niên Nguyễn Ái Quốc ở đầu bài. Chừng đó công việc, nếu giao cho anh – người saọn báo cáo cho Đoàn vào những năm 2000, thì chắc đã phải kín 16 trang báo, mà vẫn không biết ai làm được việc nào, việc đã đi cụ thể tới đâu; rong khi Nguyễn Ái Quốc chỉ có 4 cái gạch đầu dòng mà cách mạng vẫn phát triển.
    Tôi cũng như anh thôi, tôi làm việc trong một cơ quan Đoàn. Đoàn của anh và của tôi mang tên Bác – Người mà mở đầu một cuốn sách mà tôi rất thích – Đường Kách Mệnh – gồm những bài học dành cho 75 học viên thanh niên cộng sản của mình, đã viết: “…nói việc gì thì nói rất giản tiện, mau mắn, chắc như 2 lần 2 là 4, không tô vẽ trang hoàng gì cả.” (Quả có vậy, cái cuốn Đường Kách Mệnh ấy, nếu mà Bác viết theo cái văn phong của bản dự thảo báo cáo của BCH TƯ Đoàn mới đăng trên báo vừa rồi, thì chắc chắn 75 hạt giống cách mạng đầu tiên trong lớp học ở Quảng Châu đã chịu, không hiểu nổi, thậm chí mật thám Đông Dương có bắt được tài liệu cũng khó lòng mà đọc cho hết được.)
    Chúng ta vẫn cứ nói là phải học tập Bác, nhưng chuyện đơn giản nhất, là viết cho gần quần chúng, nói cho quần chúng hiểu, thật vắn tắt, thật cụ thể, thì hình như chúng ta ít làm theo.
    Thế đấy, thưa đồng chí soạn văn bản cho Đoàn. Cứ (viết báo cáo theo) cái đà này, thì càng ngày Đoàn sẽ càng xa dần; để đến cái bản báo cáo công việc của đoàn viên cả nước không thôi, mà thanh niên bình thường, nếu không quen với từ ngữ hội nghị, cũng không len chân vào (hiểu) được.
    Từ 8 đoàn viên vào buổi sơ khai, cho đến nay số đoàn viên đã hơn 4 triệu. Vâng, nhưng đâu phải vì thế mà số chữ (cũng như sự cầu kỳ về chữ) trong bản báo cáo cũng phải tăng theo mức độ đó? Và cái công việc mà Đoàn chúng ta làm vào thời bình chẳng lẽ vất vả hơn cái thời sơ khai trứng nước đến thế sao? Hay chỉ vì thời bình thì chúng ta rảnh rỗi hơn, có nhiều thì giờ hơn, cả cho người soạn báo cáo lẫn cho những người ngồi suốt những ngày hội nghị chỉ để nghe và thảo luận báo cáo?
    (*): Hồ Chí Minh Toàn Tập – Tập 2, NXB Chính trị Quốc gia, trang 241.

    Reply

Leave a Reply