8 KỊCH BẢN LỪA ĐẢO KHÁCH HÀNG CỦA CÁC NHÀ MẠNG VIỄN THÔNG

Nguồn bài viết: Không rõ
Nhân vụ “Lừa” 16,5 tỉ lao lí – “Móc túi” 230,5 tỉ nhởn nhơ, lượm được bài phân tích này khá thú vị các bạn đọc chơi cho biết.

Thật sự là vì lý do an toàn cá nhân, tôi không nêu tên hãng di động nào và công ty CPs nào ra đây. Nhưng bạn cần nhớ, những sự vụ “hút máu thuê bao” diễn ra rầm rộ ở cả 3 nhà mạng lớn nhất của một quốc gia nào đó.
Việc này đã diễn ra từ lâu, có lẽ từ ít nhất 6- 7 năm trước, rầm rộ nhất khoảng 2012 đến 2015, sau thời kỳ mạng 3G phát triển rầm rộ. Doanh thu từ mảng VAS này thường vào khoảng 30% doanh thu của cả nhà mạng. Một con số cực kỳ lớn! Và tỷ lệ lãi thì lớn hơn nhiều 70% còn lại.

Tôi, có thể đối thoại với bất kỳ hãng viễn thông và công ty CPs nào về chuyện này. Nhưng tốt nhất là không đôi co với họ. Tôi muốn bạn hiểu là bạn đang bị hút máu ra sao.
Bạn sẽ thắc mắc vậy người khác có biết chuyện này không? Tôi xin thưa là nhiều người/ cơ quan biết và để yên. Tuy nhiên để tránh đôi co, tôi không nói người nào và cơ quan nào của quốc gia nào.
Trong số thuê bao bị trừ tiền dịch vụ Mobi VAS, trên 90% là các thuê bao ngủ – không tương tác sử dụng dịch vụ, không biết mình đã từng đăng ký dịch vụ. Thuê bao 3G, thành thị dính không ít, và thuê bao 2G, nông thôn, miền núi cũng nhiều. Các kịch bản phổ biến mà nhà mạng và đối tác của họ (là các CP – content provider và SP – System provider) lừa đảo khách hàng:
1. Nhà mạng lừa đảo thuê bao dễ dàng nhất và nhiều nhất bằng cách gài các link đăng ký dịch vụ, các banner quảng cáo ở khắp nơi, khách hàng tò mò click vào, hoặc vô ý click vào là bị đăng ký dịch vụ.
2. Thậm chí, không có banner nào được treo, ko có dòng quảng cáo nào được hiển thị, nhưng khách hàng click vào 1 vị trí bất kỳ trên trang web/wap (như cuốn thanh trỏ khi đọc truyện online) cũng có thể dính 1 link ngầm và 1 lệnh đăng ký dịch vụ được gửi đi.
3. Khách hàng tải một ứng dụng từ một kho không an toàn, khi cài ứng dụng đó, 1 lệnh chạy ngầm trong ứng dụng đó sẽ gửi lệnh đăng ký dịch vụ tới nhà mạng. Trường hợp này, khách hàng có thể bị dính đăng ký nhiều dịch vụ cùng lúc từ những dòng mã độc được viết thêm vào ứng dụng.
4. Khách hàng bị tự động kích hoạt dịch vụ, theo kiểu mời dùng thử, nếu ko tự tay hủy thì sau vài ngày, 1 tuần, 1 tháng sẽ trừ tiền như tôi đã đề cập trong status.
5. Khách hàng đăng ký dịch vụ A được ưu ái tặng kèm dịch vụ B miễn phí, sau 1 thời gian cũng trừ tiền (ví dụ bạn đăng ký gói 3G và bị đăng ký luôn nhạc chờ – ko có bất kỳ thông báo nào về việc tặng kèm này).
6. Khách hàng nhận được cuộc gọi ra từ nhà mạng (truyền thông voice broadcast), cuộc gọi có nội dung kiểu “bạn đang nhận cuộc gọi miễn phí từ dịch vụ ABC của VT, VNP, MBF dịch vụ này hay ho ra sao, miễn phí dùng thử thế nào… mời bạn bấm 1 để trải nghiệm, bấm 2 để kết thúc cuộc gọi…” nhưng trên thực tế, khách hàng bấm phím nào cũng đồng nghĩa với việc đồng ý trải nghiệm, đăng ký dịch vụ.
7. Khách hàng hơi tham lam và kém hiểu biết nhận được những tin nhắn quảng cáo láo, kiểu kho sex miễn phí, trúng thưởng iphone, tặng thẻ cào ….hãy Soạn abc gửi lên xyz… khách hàng soạn tin nhắn hoặc click banner là dính đăng ký dịch vụ.
8. Những trường hợp khách hàng hơi kém hiểu biết thì nhiều kịch bản lừa đảo vô kể, kể cả ngày cũng không hết!

2 thoughts on “8 KỊCH BẢN LỪA ĐẢO KHÁCH HÀNG CỦA CÁC NHÀ MẠNG VIỄN THÔNG”

  1. Nếu bạn dùng Viettel thì có thể nhắn TC gửi 1228 để xem mình đang dùng những dịch vụ VAS nào.
    Có thể cài My Viettel để giám sát xem đầu tháng bạn bị trừ những tiền gì.

    Reply

Leave a Reply to Tú béoCancel reply