Ngày Quốc Khánh, nhớ người dựng lễ đài độc lập!

Ngày 2-9 ở quê, ra quán net thấy mọi người để avatar quốc kì đỏ rực list friend, xúc động! Ai dám bảo tuổi trẻ bây giờ
không quan tâm tới đất nước chứ, tát cho bẹt mặt bây giờ 

Và trong những ngày lịch sử này, hãy đọc về “một bậc hào kiệt của đất nước” mà vì vài lí do “tế nhị” ít người biết tới. 

Những ngày cuối năm, tìm thăm người dựng Lễ đài Tuyên ngôn Độc lập

Phùng Quán
Tôi là người viết văn nhưng lại đặc biệt say mê nghệ thuật kiến trúc. Đầu năm 1990, Đại hội kiến trúc sư toàn quốc, tôi có gửi một bức điện 300 chữ, chào mừng Đại hội. Mở đầu bức điện văn, tôi viết: “Nếu đất nước xây dựng một Đền đài Nghệ thuật, tôi xin được làm thủ từ. Ngày Lễ hội, tôi xin được trải chiếu để văn nghệ sĩ ngồi. Chiếu một tôi dành riêng cho các kiến trúc sư. Vì các anh chị là những người trước tiên đem lại vinh quang, niềm tự hào hoặc ô nhục cho xứ sở, bằng chính các tác phẩm kiến trúc của mình…”. (Ở nhà tôi, ngoài những) (1) Kim tự tháp, Vạn lí trường thành, Đền Ăngco, Chùa Vàng Miến Điện, Cố cung, Tháp Eiffel, Khải Hoàn Môn… tôi có chừng vài chục tấm hình cắt ra từ các báo như Nhân Dân, Quân Đội, Lao Động, Hà nội Mới… chụp cảnh Lễ đài Độc lập với tổng thể vườn hoa Ba Đình trong ngày Mồng hai tháng Chín năm Một nghìn chín trăm bốn lăm. Mỗi lần ngắm nhìn cái công trình kiến trúc mỏng mảnh được xây dựng bằng gỗ, ván, đinh, vải; được thiết kế và thi công trong vòng 48 giờ – nếu chậm lại một giờ là hỏng – rồi sau đó biến mất khỏi mặt đất như một lâu đài trong cổ tích, cặp mắt mờ đục của người lính già tôi bao giờ cũng cay lệ. Lòng tôi dâng trào biết bao niềm cảm xúc và suy tưởng miên man… về Tổ quốc và Nhân dân, về Cách mạng và Khởi nghĩa, về máu xương của lớp lớp anh hùng hào kiệt đã thấm đẫm giang sơn kể từ khi trên mặt đất xứ sở Việt nam xuất hiện công trình kiến trúc mỏng manh này. Nó biến khỏi mặt đất, nhưng tầm vóc, hình dáng cùng với tổng chể kiến trúc của nó, đã tạc khắc đời đời vào kí ức của cả dân tộc…
Ba Đình nắng thu vàng rực rỡ, một biển người vừa bước từ đêm dài trăm năm nô lệ ra bình minh Độc lập Tự do, cờ hoa trong tay và câu hát trên môi… Người Hiệp sĩ vĩ đại của Nhân dân và hai triệu người chết đói, bước vào tuổi năm mươi lăm, râu đen, mắt sáng, lễ phục kaki… đứng trên lễ đài, mở đầu bản “Tuyên ngôn Độc lập” bất hủ: “Mọi người sinh ra đều bình đẳng…”
Ai có thể tái tạo công trình kiến trúc Lễ đài Độc lập cùng với tổng thể kì vĩ đó? Không một ai! Kể cả thánh thần… Theo ngu ý của tôi, Lễ đài Độc lập là cái cột mốc giữa đêm dài trăm năm nô lệ và bình minh của Độc lập Tự do của cả dân tộc. Kể từ khi trên mặt cỏ nắng Ba Đình mọc lên cái cột mốc này, số phận của cả dân tộc đã thay đổi, và số phận nhỏ bé, hèn mọn của cả thằng tôi cũng đã thay đổi. Từ một đứa trẻ chăn trâu mù chữ (… tôi đã trở thành) một nhà văn… Cũng từ cái mốc kiến trúc mỏng manh này, cả dân tộc đã xuất phát, bước vào cuộc trường chinh sáng láng nhất, lâu dài nhất và dữ dội nhất của thế kỉ, với gánh nặng lịch sử trên vai: “Ta vì ta ba chục triệu người/ Cũng vì ba ngàn triệu trên đời”(2).
Ngắm nhìn một công trình kiến trúc như vậy, những người lính già dãi dầu chiến trận chúng tôi, làm sao không ứa lệ tự hào?
*
Vậy ai là tác giả cụ thể công trình kiến trúc Lễ đài Độc lập? Từ mấy chục năm nay, tôi luôn bị thôi thúc bởi niềm mong ước tìm hiểu cho ra. Nhưng cái khó bó cái khôn, và trong điều kiện và hoàn cảnh trắc trở của đời mình, tôi không sao thực hiện nổi niềm mong ước đó.
Thế rồi cách đây ba năm, tôi được một người bạn tặng tôi những tư liệu có liên quan đến sự kiện lịch sử mồng 2 tháng 9.1945 anh vừa tìm thấy trong Thư viện Quốc gia, Thư viện Bảo tàng Lịch sử, Viện Sử học, Viện Khoa học Xã hội Việt nam, và kho Lưu trữ Quốc gia. Trong số những bản sao chụp, có mấy tư liệu tôi đặc biệt chú ý:
Thư của Bộ tuyên truyền có tiêu đề VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ đề ngày 31.8.1945 gửi Thị trưởng Hà nội, về việc tổ chức Ngày Độc lập (Đây là bản chính được đánh máy bằng giấy than đen trên giấy trắng, khổ rộng 130×210 mm, đóng dấu tròn với dòng chữ “Ngày Độc lập” và C.P.C.H.D.C. vòng quanh con dấu, một ngôi sao năm cánh ở giữa, nổi lên dòng chữ BAN TỔ CHỨC). Nội dung thư:
“Kính gửi ông Thị trưởng Hà nội,
Bộ Tuyên truyền của Chính phủ Lâm thời sẽ tổ chức ngày 2-9-1945 một “Ngày Độc lập”.
Muốn cho ngày ấy có một tính cách thiêng liêng, Ban tổ chức chúng tôi yêu cầu Ngài hạ lệnh cho các chùa chiền, nhà thờ cho mở cửa, quét tước sạch sẽ và đốt trầm hương suốt ngày hôm ấy để mừng Ngày Độc lập.
Kính thư,
Nguyễn Hữu Đang”

Một thư khác của Ban Tổ chức “Ngày Độc lập” thuộc Bộ Thông tin và Tuyên truyền, đề ngày 31.8.1945. Hình thức và con dấu như trên. Nội dung thư:
“Kính gửi ông Thị trưởng Hà nội,
Nhân “Ngày Độc lập”, chúng tôi yêu cầu Ngài cho treo cờ ở vườn hoa Ba Đình và hai bên những phố lân cận.
Còn về lễ chào Quốc kỳ, chúng tôi nhờ Ngài cho sửa soạn cho chúng tôi một chiếc cột cao 12 thước tây đủ cả giây và bánh xe (poulie); sẽ có chỉ thị về chỗ dựng cột cho phu toà Thị chính.
Kính thư,
Nguyễn Hữu Đang”

Một thư khác, hình thức, tiêu đề và con dấu giống hai bức thư trên, với nội dung:
“Kính gửi ông Thị trưởng Hà nội,
Muốn cho Ngày Độc lập tổ chức vào ngày 2-9-1945 tới đây được hoàn hảo, chúng tôi yêu cầu Ngài thông báo ngay cho các Phố trưởng để các ông ấy báo tin cho các nhà trong khu vực mình biết rằng Cụ nào trong nam giới hay nữ giới muốn đi dự lễ ấy sẽ đến họp ở Hội quán Khai trí hồi 13 giờ trước khi đi lên vườn hoa sau Sở tài chính.
Kính thư,
Nguyễn Hữu Đang”

Sau khi đọc kỹ những tư liệu trên, tôi suy luận: ông Nguyễn Hữu Đang là Trưởng ban tổ chức Ng
à
y Độc lập, vậy chắc ông phải biết ai là tác giả c

3 thoughts on “Ngày Quốc Khánh, nhớ người dựng lễ đài độc lập!”

  1. mặc dù rất là yêu nước, nhưng tao k thể vì “tổ quốc hi sinh” thời gian ăn ngủ để đọc 1 bài dài thế này, fiền thái mèo đọc lại rồi gạch đầu dòng cho tao với!

    Reply

Leave a Reply