Một số kinh nghiệm xử lý khi bé bị ốm

http://tathy.com/thanglong/showthread.php?t=28946&page=5&pp=20
madcat:
Cái trò này các bạn đi Tây cũng dễ bị, đó là giữ vệ sinh cho con. Tây quan niệm là phải cho trẻ nghịch đất cát thoải mái, bẩn tí không sao để cơ thể thích nghi. Tiếc thay, ở môi trường lạnh khô và sạch sẽ, đất cát của chúng nó không có con chuột chết, gián chết, phân chó, phân người… không có hàng trăm loại vi khuẩn thường trực như ở ta. 10 con vi khuẩn chui vào thì cơ thể thích nghi, chứ 100 con chui vào là ốm chết mịa luôn, thời gian đâu mà thích nghi
Tóm lại, muốn theo lý thuyết Tây, điều kiện tiên quyết là phải sống ở Tây em ạ.
Không biết con các bác thế nào, con mình khi sốt mình không sờ trán, mà sờ chân
Chân nó còn ấm nóng thì chỉ 38-39 độ là cùng, nhưng chân bắt đầu lạnh đi là cơn sốt sắp bùng lên ác liệt, chân tay lạnh ngắt là sợ vãi lái

St Lucia
Em vừa trải qua hai tuần căng thẳng vì con ốm sốt , nên cũng có chuyện chia sẻ với các bác. Con em ban đầu bị mọc một cái mụn trên đầu, em nghĩ chắc do nóng trong người nên cứ kệ. Cái mụn to dần từng ngày rồi có mủ, em nặn hết mủ thì nó xẹp lại. Rồi tự dưng em thấy bé sốt , bé không hề ho hắng gì nên em nghĩ là sốt vi rút cứ từ từ hạ sốt chắc cũng khỏi. Ban đầu chỉ sốt 38 độ rồi dần lên tận 39.3, uống paracetamol đủ liều mà không hạ, lấy nước ấm lau nách, bẹn đủ cả vẫn không hạ. Em gọi điện cho bác sỹ gần nhà thì tối ấy bác đi trực ở bệnh viện không khám. Em đành đưa con đến bác sỹ Thắng, ngõ 98, Xuân thuỷ khám vì chỗ này cũng gần nhà em. Con em lúc đến khám vẫn sốt cao, người nó đỏ phừng phừng. Bác sỹ vừa nhìn da nó đã hỏi cháu có mụn ở đâu không? Em ngạc nhiên quá chỉ cái mụn đã xẹp trên đầu, bs lập tức bảo con em phải vào viện ngay lập tức để tiêm thuốc đặc biệt, bs chuẩn đoán cháu nhiễm tụ cầu vàng, nếu không thì nhiễm trùng máu. Em ban đầu còn không tin nhưng vẫn cho con nhập viện Nhi. Đến nơi con em được tiêm luôn một mũi kháng sinh. Đêm đến người con em có dấu hiệu mọc rất nhiều mụn nhưng có lẽ nhờ mũi kháng sinh đúng lúc bọn mụn chỉ xuất hiện mờ mờ mà không mưng mủ lên. Đêm đến cháu vẫn sốt 39.5 không hạ được. Sáng hôm sau, sau khi được tiêm mũi kháng sinh tiếp theo được 2 tiếng cháu tự dưng hạ sốt còn 38.3 độ, sang ngày thứ 3 nhiệt độ xuống tiếp 37.5 . Xét nghiệm đúng là con em có nhiễm tụ cầu vàng.
Nghĩ lại nếu hôm đầu em không đưa con em đi khám đúng lúc, gặp đúng bác sỹ bắt đúng bệnh của con thì con em chắc nguy kịch . Các bạn đừng chủ quan tự làm bác sỹ khi con sốt kẻo có ngày hại con. Lúc con sốt , em cũng nhúng khăn vào nước ấm lau cho con nhưng đến bệnh viện mới biết em làm không đúng kĩ thuật. Em đem vắt khăn khô rồi cứ lau miết vào người con trong khi đáng ra phải để khăn còn hơi sũng nước, lúc lau thì chấm chấm để lại chút nước trên người bé mới tốt.
Em ở khu Mỹ Đình , hay đưa con đến nhà bs Nhân, bệnh viện Saint Paul , bs này đã đi học ở Pháp về , bắt bệnh khá tốt. Nhà bác trong khu An Lạc.
Bác sỹ Thắng khám cho con em vụ vừa rồi là trưởng khoa tự nguyện B, bạn nào ở khu Cầu Giấy, Xuân Thuỷ đến đây khám cũng tiện.
Blue_Fragrance
Bé nhà em bị viêm phế quản một lần, may mà chưa xuống phổi. Lần nào mà bé bị ho, sổ mũi, em đều phải cho đi khám ngay. Em thấy có một tip mà bác sĩ nào cũng khuyên bố mẹ, đấy là việc theo dõi nhịp thở của bé. Dùng cái stopwatch trên điện thoại, nghe trong vòng 1 phút xem bé thở bao nhiêu nhịp, để xem bé có bị thở nhanh hay không, vì thở nhanh là một dấu hiệu của viêm phổi. Gọi là thở nhanh khi:
• Nhịp thở từ 60 lần/phút trở lên ở trẻ dưới 2 tháng.
• Từ 50 lần/phút trở lên ở trẻ từ 2 – 11 tháng.
• Từ 40 lần/phút trở lên ở trẻ từ 12 tháng – 5 tuổi

Leave a Reply