Kinh tế phát triển phải dựa vào công nghệ, chúng ta nhìn xem:
1. Công nghiệp: sau 40 năm, vẫn là câu cơ bản công nghiệp hóa các cụ ạ, nhưng tỷ trọng XK thì sao: Dệt may, dầu khí, điện thoại toàn loại gia công hoặc khai thác tài nguyên, kịch bản năm nào cũng lặp lại, thử hỏi làm gì có công nghệ cao, tri thức ở đâu để mơ về 1 nền Công nghiệp tiên tiến?
2. Nông nghiệp: điểm sáng hiểm hoi. Nhưng công nghệ sản xuất của nông dân Việt vẫn là của các cụ cách đây 4 ngàn năm lịch sử. Lấy gì làm điểm mạnh so sánh với Thái Lan? Lẽ ra chúng ta phải giàu từ nông nghiệp, nhưng chúng ta đang chết dần ngành này. Nước ta xuất phát từ Nông nghiệp, sao không làm giàu từ Nông?
Cần có những công nghệ giống, tưới tiêu, năng suất, chất lượng, vệ sinh an toàn, lạ và khác biệt cho sản phẩm nông nghiệp – Marketing để vươn ra thế giới
3. Dịch vụ khác:
– Ngân hàng: rất cần cho 1 nền kinh tế phát triển, nhưng ở ta nó bị biến thái, lũng đoạn chả ai hiểu được, không biết đến bao giờ mới giải quyết xong mớ bòng bong này. Nhưng Bank thì ko bao giờ chết, chỉ để lại tái cơ cấu dần dần. Bank còn chưa thanh lọc và hoạt động đúng nghĩa thì Kinh tế vẫn còn chạy quanh điểm O.
– Du lịch: với các sản phẩm đa dạng, song khai thác theo kiểu triệt phá, tầm ngắn chỉ lo gặm, ko lo xây thử hỏi có tạo cú hích không?
– Phầm mềm: lẽ ra nó là công nghệ cao, nhưng chúng ta mới ở dạng làm thuê là chính, chưa thực sự mang lại lợi ích cho Nông nghiệp/ Công nghiệp.
4. Ngoại giao: chúng ta nhìn lại một lần nữa, ai là bạn sống chết vì Việt Nam? chả có ai và cũng không dễ có được, chúng ta là bạn với tất cả các nước trên thế giới có nghĩa chúng ta không có bạn thực sự tin cậy (cho dù tham gia các tổ chức hay hiệp định)
5. Bất động sản: cái triết lý Toàn dân sở hữu làm cho đất và tài nguyên từ đất nó vào tay một số cá nhân hoặc tổ chức. Nó làm mớ bòng bong càng thêm rối, chả bao giờ gỡ được nếu sai từ trong ADN rồi.
6. Chính trị: em chả bình luận vì ta là đỉnh cao trí tuệ và yên tâm đến lúc nào đó, mỗi cụ sẽ được tặng 1 bình quí đấy.
Nguon: Duytung