Kinh tế chính trị Mac-Lênin

Chương III:

Sản xuất hàng hóa và các quy luật kinh tế của sản xuất hàng hóa.

I- Điều kiện ra đời, tồn tại và ưu thế của sản xuất hàng hóa
a. Điều kiện ra đời, tồn tại của sản xuất hàng hóa

  • i. Có sự phân công lao động xã hội
  • ii. Có sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế giữa những người sản xuất

b. Đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóa

  • i. Khai thác lợi thế về tự nhiên, xã hội, kỹ thuật của từng người, từng cơ sở cũng như từng vùng, từng địa phương.
  • ii. Quy mô không còn bị giới hạn bởi nhu cầu và nguồn lực mang tính hạn hẹp của mỗi cá nhân, gia đình, cơ sở, địa phương mà được mở rộng dựa và nhu cầu và nguồn lực của xã hội.
  • iii. Sự tác động của các quy luật cung cầu, quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh…buộc người sản xuất phải luôn năng động nhạy bén, cải tiến kỹ thuật…
  • iv. Sự phát triển của sản xuất, mở rộng giao lưu kinh tế, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần…

II- Hàng hóa
a. Hàng hóa và 2 thuộc tính của nó

  • i. Giá trị sử dụng của hàng hóa: là công dụng của hàng hóa để thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người
  • ii. Giá trị của hàng hóa: hao phí để tạo ra hàng hóa là cơ sở chung của việc trao đổi và nó tạo thành giá trị của hàng hóa.
  • iii. Mối quan hệ giữa hai thuộc tính: cùng tồn tại trong một hàng hóa, nếu thiếu một trong hai thuộc tính thì không là hàng hóa. Với tư cách là giá trị sử dụng thì không đồng nhất về chất, nhưng nếu xem xét dưới tư cách là giá trị thì hàng hóa lại đồng nhất về chất. giá trị và giá trị sử dụng tách rời nhau về mặt không gian và thời gian, chúng được thực hiện hoàn toàn tách rời nhau.

b. Tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa.

  • i. Lao động cụ thể: là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của những nghề nghiệp chuyên môn nhất định
  • ii. Lao động trừu tượng: là lao động của người sản xuất hàng hóa khi đã gạt bỏ những hình thức cụ thể của nó, hay nói cách khác đó chính là sự tiêu hao sức lao động của người sản xuất hàng hóa nói chung.

c. Lượng giá trị của hàng hóa và các yếu tố ảnh hưởng tới nó

  • i. Thời gian lao động xã hội cần thiết: là thời gian lao động cần thiết để sản xuất ra một hàng hóa nào đó trong những điều kiện sản xuất bình thường của xã hội với một trình độ trang thiết bị trung bình, một trình độ thành thạo trung bình và một cường độ lao động trung bình
  • ii. Những yếu tố ảnh hưởng tới lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa

1. Năng suất lao động
2. Cường độ lao động
3. Mức độ phức tạp của lao động

III. Tiền tệ
1. Nguồn gốc và bản chất của tiền

  • a. Hình thái đơn giản hay ngẫu nhiên của giá trị
  • b. Hình thái mở rộng hay đầy đủ của giá trị: một sản phẩm lao động nào đó được trao đổi với nhiều hàng hóa một cách thông thường phổ biến
  • c. Hình thái chung của giá trị: giá trị của mọi hàng hóa đều được biểu hiện ở một hàng hóa đóng vai trò là vật ngang giá chung
  • d. Hình thái tiền: giá trị của tất cả mọi hàng hóa đều được biểu hiện ở một hàng hóa đóng vai trò tiền tệ (kim loại quý, vàng, bạc…): tiền cũng là một hàng hóa cũng có giá trị sử dụng và giá trị. Nó có nhữung ưu thế: thuần nhất, dễ chia nhỏ, không hư hỏng, dễ bảo quảng, lượng và thể tích nhỏ nhưng giá trị cao -> đo lường giá trị của mọi loại hàng hóa. Bản chất của tiền: là hàng hóa đặc biệt được tách ra làm vật ngang giá chung của giá trị, đồng thời nó biểu hiện quan hệ sản xuất giữa những người sản xuất hàng hóa.

2. Các chức năng của tiền

  • a. Thước đo giá trị: có thể chỉ cần lượng tiền tưởng tượng,
  • b. Phương tiện lưu thông: làm môi giới trong trao đổi hàng hóa, cần có tiền mặt
  • c. Phương tiện cất trữ: rút khỏi lưu thông: tiền vàng, tiền bạc
  • d. Phương tiện thanh toán: chi trả sau khi công việc giao dịch, mua bán đã hoàn thành, có tác dụng đáp ứng kịp thời nhu cầu của người sản xuất hoặc tiêu dung ngay cả khi họ chưa có tiền, hoặc chưa đủ tiền
  • e. Tiền tệ thế giới: tiền làm nhiệm vụ thước đo giá trị, phương tiện lưu thông, phương tiện thanh toán, tín dụng, di chuyển của cải từ nước này sang nước khác.

3. Quy luật lưu thông tiền tệ và lạm phát

  • a. Quy luật lưu thông tiền tệ: là quy luật quy định số lượng tiền cần thiết cho lưu thông hàng hóa ở mỗi thời kì nhất định M=P.Q/V với M là lượng tiền tệ cần thiết cho lưu thông, P là mức giá cả, Q là khối lượng hàng hóa đem ra lưu thông, V là số vòng luân chuyển trung bình của một đơn vị tiền tệ
  • b. Lạm phát: là một hiện tượng khủng hoảng tiền tệ, đồng tiền bị mất giá vì tiền giấy không thực hiện được chức năng là phương tiện cất trữ, mức giá chung của toàn bộ nền kinh tế tăng lên ()

IV. Quy luật giá trị, cạnh tranh và cung cầu
1. Quy luật giá trị

  • a. Nội dung và yêu cầu của quy luật giá trị: là quy luật cơ bản của sản xuất và trao đổi hàng hóa. Quy luật giá trị yêu cầu sản xuất và trao đổi phải dựa trên cơ sở giá trị của nó, tức trên cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết. Trong sản xuất, quy luật giá trị buộc người sản xuất phải cố gắng làm cho chi phí sản xuất thấp hơn mức hao phí lao động xã hội cần thiết. Trong lưu thông, phải thực hiện theo nguyên tắc ngang giá.
  • b. Tác động của quy luật giá trị : điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa (cái gì nhiều lợi nhuận thì nhảy vào đầu tư, chỗ nào ít hàng, giá đắt thì buôn hàng tới bán). Kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, tăng năng suất, hạ giá thành (nếu không thế thì ông bị thị trường nó đá bay ngay). Phân hóa những người sản xuất hàng hóa (thằng nào mà có hao phí lao động cá biệt thấp thì giàu lên, mở rộng sản xuất, càng giàu lên, thằng nào mà hao phí lớn hơn mức trung bình, bán hàng không có lãi, lỗ sặch gạch ngay)

2. Cạnh tranh và quan hệ cung cầu

  • a. Cạnh tranh: là ganh đua về kinh tế giữa những chủ thể trong nền sản xuất hàng hóa nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất, tiêu thụ hoặc tiêu dùng hàng hóa để từ đó thu được nhiều lợi ích nhất cho mình (tất nhiên, không vì lợi ích thì còn vì cái quái gì nữa chứ nhỉ:D) Thực tế cho thấy, ở đâu thiếu cạnh tranh hoặc có biểu hiện độc quyền thì ở đó thường trì trệ, bảo thủ, kém phát triển (Đảng ta đó:D)
  • b. Quan hệ cung cầu và giá cả hàng hóa: cầu là nhu cầu có khả năng thanh toán (bạn có nhu cầu nhưng không có tiền thì “thôi quên đi nhé”), cung là tổng số hàng hóa có ở thị trường hoặc có khả năng cung ứng cho thị trường (bạn có hàng nhưng hàng ở xa không đem cho tôi được thì cũng không gọi là cung nhá). Cung xác định cầu và ngược lại, cầu xác định khối lượng, cơ cấu của cung. Cung=cầu-> giá cả = giá trị, cung>cầu ->giá cả < giá trị, cung < cầu -> giá cả > giá trị.

V. THỊ TRƯỜNG
1. Thị trường và chức năng của thị trường: thị trường là nơi diễn ra sự trao đổi và mua bán hàng hóa, là tổng thể tất cả các quan hệ cạnh tranh, cung-cầu, giá cả, giá trị mà trong đó giá cả và sản lượng hàng hóa tiêu thụ được xác định.

  • Phân loại: theo đối tượng: thị trường lúa gạo, …theo ý nghĩa và vai trò: thị trường tư liệu sản xuất, thị trường lao động, thị trường vốn…theo tính chất và cơ chế vận hành: thị trường tự do… theo quy mô và phạm vi: thị trường địa phương, khu vực, …
  • Chức năng:

+ thừa nhận công dụng xã hội của hàng hóa (giá trị sử dụng xã hội) và lao động đã chi phí để sản xuất ra nó, thông qua việc hàng hóa đó có bán được hay không, bán với giá thế nào.
+ cung cấp thông tin cho người sản xuất và người tiêu dùng thông qua những biến động của nhu cầu xã hội về số lượng, chất lượng, chủng loại, cơ cấu của ác loại hàng hóa, giá cả, tình hình cung cầu về các loại hàng hóa
+ kích thích hoặc hạn chế sản xuất và tiêu dùng.

2.Giá cả thị trường: là giá bán thực tế của hàng hóa, thỏa thuận giữa người mua và người bán trên thị trường.

7 thoughts on “Kinh tế chính trị Mac-Lênin”

  1. KTCT la mon rat hay minh rat thich nhung bay gio sap thi roi ma van chua co tai lieu moi gay chu.ai co the huong dan minh de cuong mon nay duoc khong ?

    Reply

Leave a Reply