Đưa con gái đi học

Hôm qua thực ra đã đưa con gái đi học rồi, nhưng hôm qua có cả mẹ đi cùng. Hôm nay chỉ có hai bố con đi. Chiều đi từ trong vành đai ra ngoài vành đai thì khá thoáng, đi 15p đã tới trường Mi, nhưng chiều đi từ trường Mi lên công ty thì khét, ùn ùn người và xe chen chúc nhau chạy từ ngoài vd3 vào trong vd3 để đi kiếm ăn: “Con người cũng như con chim, sáng kiếm ăn chiều bay vào tổ Con nào cũng như con nào, chẳng con sướng chẳng con nào khổ”.

Mình vẫn kịp bắt một khách từ GreenBay đi làm ở toà nhà 319 (số 63 Lê Văn Lương), rồi sang Nguyễn Thị Định ăn bát phở 30k, rồi mới lên công ty. Buổi sáng hoàn toàn ổn áp, sáng dậy từ 5h ra công viên chạy tới 6h nữa thì tuyệt vời.

Thống nhất là cho Mi mỗi tuần 15k tiêu vặt, Mi sẽ phải ghi vào sổ, khi nào muốn tiêu gì thì note vào sổ và bố sẽ đưa tiền. Nếu có điểm 10 sẽ có thêm 5k. Nếu bị bố mẹ, cô giáo than phiền vì không ngoan, sẽ bị trừ 5k mỗi lần than phiền.

Mi và Bi sẽ phải trả lời các câu hỏi: Tại sao lại phải đi học? Tại sao phải học giỏi? Học giỏi để làm gì?

Vì bố mẹ sẽ không thể sống mãi để nuôi các con. Bi ngô còn 7 năm nữa, và Mi thì còn 10 năm nữa, sẽ phải tự “lao vào đời mà kiếm cơmlao vào đời tìm cơ hội“. Vậy tại sao phải học giỏi? Để tự do, để có sự lựa chọn, để sống tử tế, có được những thứ con muốn mà không phải lừa lọc ai. Muốn có tự do thì cần có tiền, muốn có tiền thì phải tạo ra giá trị, tiền chỉ là hệ quả của việc tạo ra giá trị. Muốn tạo ra giá trị thì phải giải quyết bài toán nào đó cho ai đó. Muốn giải quyết được bài toán thì con phải thật giỏi một kĩ năng nào đó, một ngoại ngữ nào đó, một khả năng tư duy/ hành động nào đó.

Chênh lệch giàu nghèo trên thế giới này đến từ đâu?

  1. Chênh lệch thông tin: Tôi biết, bạn không biết. Tôi đi mua đất ở khu sắp có quy hoạch, bạn không biết điều đó, tôi giàu bạn nghèo.
  2. Chênh lệch hành động: Tôi biết, bạn biết, nhưng tôi làm, bạn không làm. Ai cũng biết mở quán rửa xe sẽ kiếm được tiền, nhưng tôi dám mở, bạn không dám mở, thế là tôi thu tiền rửa xe, còn bạn mang xe đi rửa và mất tiền.
  3. Chênh lệch kết quả: Tôi biết, bạn biết, tôi làm, bạn làm, nhưng tôi làm giỏi, còn bạn làm dở. Kết quả là tôi thành công làm ông chủ còn bạn tiếp tục làm công nhân.

Leave a Reply