Doc hien phap

 Xin mời các bác nghiên cứu về hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Khắp nơi ai cũng ra rả “sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật” mà thật ra chẳng mấy ai rõ cái hiến pháp nó ra hình thù thế nào (đây là xét đoán chủ quan của tôi theo phương pháp “suy bụng ta ra bụng người”, nhưng tôi nghĩ là đúng). Sau đây xin trích đăng một số phần theo tôi là rất hay ho của hiến pháp, toàn văn mọi người có thể download về đọc, có cả hiến pháp năm 1946 và 1959 để so sánh.

Ðiều 2
Nhà nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức.

Ðiều 3
Nhà nước bảo đảm và không ngừng phát huy quyền làm chủ về mọi mặt của nhân dân, nghiêm trị mọi hành động xâm phạm lợi ích của Tổ quốc và của nhân dân; xây dựng đất nước giàu mạnh, thực hiện công bằng xã hội, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện. 
Tham nhũng là hành động xâm phạm nghiêm trọng lợi ích của Tổ quốc và nhân dân, vậy mà toàn thấy cảnh cáo với kỉ luật, nhẹ hều.

Ðiều 8
Các cơ quan Nhà nước, cán bộ, viên chức Nhà nước phải tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân; kiên quyết đấu tranh chống mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng.
 Hàng ngày chúng ta gặp bao nhiêu người vi hiến (vi phạm hiến pháp) ? Nhiều tới mức coi đó là bình thường và tiến tới “văn hóa phong bì”. Tôi kiên quyết chống lại những kẻ dám vi phạm điều 8 này.

Ðiều 13
Tổ quốc Việt Nam là thiêng liêng, bất khả xâm phạm.
Mọi âm mưu và hành động chống lại độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, chống lại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa đều bị nghiêm trị theo pháp luật.
 Xin hỏi thác Bản Giốc đẹp hùng vĩ có còn của Việt Nam ? Xin thưa trên Wikipedia thì vẫn thuộc chủ quyền Việt Nam, cũng như trên wikimapia thì đảo Hoàng Sa vẫn được ghi là HoangSa Island (Vietnam) nhưng thử hỏi có tour nào đi thăm thác Bản Giốc không há ?

Ðiều 27
Mọi hoạt động kinh tế, xã hội và quản lý Nhà nước phải thực hành chính sách tiết kiệm.
 Sinh viên Công nghệ vi hiến rất nhiều, trời sáng trưng mà vẫn bật đèn, ở nhà không dùng mà quạt, đèn vẫn bật và vi hiến, xin nhớ nhé bạn.

Ðiều 53
Công dân có quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương, kiến nghị với cơ quan Nhà nước, biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân. 

Ðiều 54
Công dân, không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, đủ mười tám tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên đều có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân theo quy định của pháp luật. 
 Đồng chí Trần Phú là tổng bí thư Đảng năm 26 tuổi, vì vậy bạn hãy cố gắng phấn đấu vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân để tiếng nói có trọng lượng hơn, đóng góp nhiều hơn cho phát triển xã hội. Sinh viên chúng ta ít có tham vọng về chính trị, thật là thiếu sót.

Ðiều 69
Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập
hội, biểu tình theo quy định của pháp luật. 
 Hiến pháp này thu hẹp quyền của công dân hơn so với hiến pháp 1946, mà khi một thứ bị thu hẹp thì thứ khác phải phình ra.

Ðiều 72

Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật.

Người bị bắt, bị giam giữ, bị truy tố, xét xử trái pháp luật có quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất và phục hồi danh dự. Người làm trái pháp luật trong việc bắt, giam giữ, truy tố, xét xử gây thiệt hại cho người khác phải bị xử lý nghiêm minh. 

Ðiều 73

Công dân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.

Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu người đó không đồng ý, trừ trường hợp được pháp luật cho phép.

Thư tín, điện thoại, điện tín của công dân được bảo đảm an toàn và bí mật.

Việc khám xét chỗ ở, việc bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện tín của công dân phải do người có thẩm quyền tiến hành theo quy định của pháp luật. 

Ðiều 74

Công dân có quyền khiếu nại, quyền tố cáo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân hoặc bất cứ cá nhân nào.

Việc khiếu nại, tố cáo phải được cơ quan Nhà nước xem xét và giải quyết trong thời hạn pháp luật quy định.

Mọi hành vi xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể và của công dân phải được kịp thời xử lý nghiêm minh. Người bị thiệt hại có quyền được bồi thường về vật chất và phục hồi danh dự.

Nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại, tố cáo hoặc lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống, vu cáo làm hại người khác. 

Ðiều 76
Công dân phải trung thành với Tổ quốc.
Phản bội Tổ quốc là tội nặng nhất. 
 Nên nhớ Đảng và Tổ quốc không phải là một (ngày cứ nghe “ơn Đảng ơn chính phủ…” khiến tôi cứ tưởng Đảng và NN, Tổ quốc là một, thật là ấu trí, ấu trĩ).

Ðiều 83:
Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của
nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp.

Quốc hội quyết định những chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại, nhiệm vụ kinh tế – xã hội,
quốc phòng, an ninh của đất nước, những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy
Nhà nước, về quan hệ xã hội và hoạt động của công dân.

Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước. 
 Quốc hội là to nhất, phải không các bạn ? Có tổ chức nào có quyền to hơn Quốc hội không ? Trên nguyên tắc là không, nhưng các bạn ạ, cuộc sống có rất nhiều nghịch lý, nhiều khi ta vẫn nghe “thực hiện nghị quyết của Bộ chính trị, Quốc hội quyết định…”

Leave a Reply