Chuyên gia đúng là chuyên gia

Được, ghi nhận bác Huỳnh Hiểu Minh này đúng là chuyên gia đầu ngành.

Thứ nhất là giá nhà chung cư bình dân. Nhà giá bình dân theo đánh giá của tôi nếu ngoài vành đai 3 từ 12-16 triệu/m2 là hợp lý. Giá bình quân thị trường hiện nay đang là 14-20 triệu/m2. Như vậy vẫn đang cao hơn khoảng 2-4 triệu/m2. Tôi tin là giá vẫn xuống tiếp. Chung cư cao cấp đồng thời cũng gắn luôn với vị trí từ vành đai 3 trở vào bình quân khoảng 28-38 triệu/m3. Theo tôi giá khoảng 22-30 triệu là hợp lí.
Thứ hai là giá đất nền dự án ngoài vành đai 3 hiện nay có một số lượng rất nhiều các dự án xong hạ tầng kỹ thuật, thậm chí xong nhà ở giá giao động từ 16-40 triệu/m2. Giá có vẻ hợp lí, những phân khúc này rất khó đoán định. Vì lực lượng nắm giữ phân khúc này vốn khá lớn, và nhu cầu ở không cao, chủ yếu là đầu tư, thậm chí đầu cơ. Nên biên độ giao động giá lên xuống rất mạnh. Tôi dự đoán có thể sẽ xuống nữa. Nhưng khi chững và đi lên cũng rất nhanh.

Đoạn trên trích từ bài BĐS Hà Nội nói một cách ngắn gọn và lịch lãm là: Đéo chuyên nghiệp

Tôi phải nói thẳng và cũng xin nhiều người dân đừng phật ý. Làm gì có cái gọi là “nhà cho người thu nhập thấp”, người thu nhập thấp lo ăn còn chẳng xong, lấy đâu tiền mua nhà.
Chúng ta phải làm rõ một số khái niệm: Trên thế giới, ngay cả ở các nước phát triển, việc sở hữu nhà cá nhà là vô cùng khó khăn. Những người sở hữu nhà thường là ở các tầng lớp trung lưu, hoạc thượng lưu nói thẳng ra là nhà giàu, những người có thu nhập cao trong xã hội. Còn những người nghèo, hay còn gọi là thu nhập thấp, thu nhập trung bình khó có khả năng sở hữu nhà.
Chúng ta không nên tạo cho người dân một ảo tưởng Nhà nước sẽ tìm mọi cách để lo cho mỗi người dân có một cái nhà. Đó là điều không tưởng. Thay vì thế chính quyền nói với người dân rằng họ sẽ cố gắng lo cho mỗi người dân chỗ ở ổn định lâu dài và nói thẳng ra là người thu nhập thấp chỉ nên đi thuê nhà.
Nhưng bản thân nhiều người dân Việt Nam thu nhập thấp vẫn muốn sở hữu nhà ở?
Đó là do khát khao sở hữu nhà của người Việt quá lớn. Có thể do thói quen ăn sâu vào tiềm thức sự ổn định, chắc chắn, “an cư lạc nghiệp”. Ở nhà thuê cuộc sống bấp bênh, không ổn định. Đó cũng là một tâm lý có thể thông cảm. Vì vậy họ tìm mọi cách để sở hữu nhà, hy sinh mọi nhu cầu đời sống cá nhân, tích cóp bằng mọi giá, vay mượn để sở hữu bằng được căn nhà. Quan niệm đó xét dưới góc độ đời sống là tiêu cực. Khi người nghèo mà cũng muốn sở hữu nhà thì đời sống của họ chật vật lắm. Chính nó cũng hình thành nên một thì trường bất động sản méo mó như hiện nay. Mỗi người đều muốn sở hữu nhà thì giá bất động sản sẽ tăng cao, tăng cao thì người dân lại càng không có khả năng sở hữu, họ lại càng cố gắng, cuộc sống lại càng cơ cực.

Đoạn trên trích từ bài Nhà cho người thu nhập thấp là bánh vẽ

Chúng ta phải hiểu được bản chất của thị trường BĐS Việt Nam. Đối tượng chủ yếu để chúng ta giải cứu là ai? Giải cứu để làm gì? Tại thị trường Hà Nội như tôi đã từng nói 85% doanh nghiệp BĐS là “tay không bắt giặc” tức là gần như không vốn tự có, không kinh nghiệm xây dựng phát triển BĐS, không có lợi thế gì để làm bất động sản. 15% còn lại là các DN Nhà nước lợi thế lớn nhất của họ là chiếm giữ đất đai, và các nguồn lực khác của Nhà nước. Hai năm qua, việc duy nhất của họ là chỉ biết kêu gào và sống trong ảo tưởng, họ không có khả năng làm một việc gì dù nhỏ nhất để tự cứu mình.

=))
Đoạn trên trích từ bài gào khóc và sống trong ảo tưởng
Trang thongtinduan này cấm copy làm mình copy mệt vãi. Hừ.

Leave a Reply