Đầu tiên, tui luôn nghĩ chạy bộ không dành cho tất cả mọi người. Nếu bạn đã từng gãy chân, khớp gối yếu, xin lỗi, bạn không chạy được. Nếu bạn quá thừa cân, quá mập, xin lỗi, bạn cũng không chạy được. Nếu bạn quá bận rộn, quá thiếu ngủ, xin lỗi, bạn cũng không chạy được. Xin lỗi nhiều người nhưng tui biết nhiều người không chạy được. Nhưng vì xem quảng cáo nhiều hay thấy nhiều người chạy mà khoẻ lên, hoặc đi trung tâm thương mại thấy nhiều bộ đồ thể thao mạnh mẽ quá, mấy nhà bán hàng thì lúc nào cũng nói bạn hãy mạnh mẽ lên, người ta chạy được thì bạn cũng chạy được, thế là bạn cũng lao ra chạy nhưng càng ngày hành vi so sánh bản thân mình với người khác, lúc nào cũng thấy mình thiếu thốn, tự huyễn hoặc bản thân phải trở thành người khác đã chồng stress thêm stress lên bản thân mình, thêm một việc ta không thể hoàn thành trong chuỗi mục tiêu dang dở khiến cho việc tập thể dục, việc chạy bộ càng ngày càng trở nên khốn khổ, việc đó dẫn tới chấn thương, chán nản và ngày càng lún sâu vào bể khổ của sự tự ti.
Hai là, nếu chạy, bạn phải là chính mình, hãy chạy cự ly của mình, hãy chạy với tốc độ của mình, hãy chạy với nhịp tim của mình, hãy chạy với tất cả những gì mình có chứ đừng chạy với tốc độ của người khác, cự ly của người khác. Điều đó cũng làm bạn càng ngày càng cố phải trở thành ai đó không phải bản thân mình, kết quả cũng như trường hợp trên, lún lầy trong chán nản và stress, càng ngày càng ghét bản thân, ghét chạy bộ.
Cho nên, hãy khoẻ mạnh, hãy nhanh nhẹn, hãy thích nghi. Đó mới chính là chìa khoá. Tui nghĩ điều đó tới không cần thông qua tập thể dục hay chạy bộ, mà qua một cuộc sống năng động và tích cực. Sống tích cực không phải lúc nào cũng phải nghĩ tích cực về mọi điều trong cuộc sống, đó thật ra là một hành động hết sức tiêu cực. Còn nhận thức được mặt tiêu cực của bản thân và chấp nhận nó, đó mới là hành động tích cực. Nhận thức về bản thân, suy nghĩ về nó, quan tâm và hiểu biết về bản thân. Nếu bạn ít vận động, thì làm ơn cũng phải để hệ tiêu hoá ít hoạt động theo. Nếu calories nạp vô ít hơn calories bạn xài, còn dư nó sẽ được dự trữ dưới dạng mỡ, trữ nhiều quá thì mỡ sẽ có ở khắp nơi, mỡ trong máu, mỡ trong nội tạng, mỡ trong não, mỡ trong suy nghĩ, mỡ trong mọi chỗ và cuối cùng mỡ sẽ thành kẻ thù của cuộc đời, trong khi nếu vừa đủ thì nó sẽ thành năng lượng cuộc sống. Cái gì nhiều quá cũng không tốt. Cân bằng chính là chìa khoá. Hãy tự nhìn bản thân và tự cân bằng. Nếu nhìn người khác thì mình không thể nào cân bằng cuộc sống của mình được.
Bài và ảnh đều của bác Tèo