Có một tập hợp lái xe, ở các vị trí khác nhau trên bản đồ.
Có một tập hợp khách gọi xe, gọi các chuyến xe từ vị trí A đến B.
Làm sao để ghép cặp khách nào với xế nào cho tối ưu?
Khách gọi thì muốn xế ở gần, đến nhanh, hoàn thành chuyến nhanh.
Lái xe thì cũng muốn đón khách ở gần, không xế nào muốn chạy xe không đi xa đón khách, tốn thời gian mà có tiền đâu.
Ngoài ra còn phải giải bài toán: Khi nhu cầu tăng cao (nhiều người đặt xe, xế ít) thì tăng giá như thế nào? Hiển thị các khu vực đang có nhiều người gọi xe như thế nào để tài xế di chuyển từ nơi ít khách sang nơi nhiều khách theo thời gian thực (giờ đang thủ công mỹ nghệ, gọi nhau ý ới trên group zalo, nông dân vãi luôn).
Hút khách có thể tung giảm giá. Hút tài xế có thể tung các chương trình thưởng. Để thuật toán tối ưu thì phải chi RẤT nhiều tiền thuê các bộ não giỏi về giải. Tóm lại vẫn là bài toán tiền. Và quản trị con người nữa.
Vin có thể khá mạnh trong mảng đào tạo, bảo vệ của vinhome cơ bản là lịch sự nhã nhặn với cư dân (hồi mình ở Sài Gòn, văn phòng trong toà L6 cạnh Landmark 81, đi ra đi vào rất thường xuyên được bảo vệ mở cửa hộ. Như trong clip anh Vượng nói chuyện với anh Hùng viettel, có tiết lộ: muốn nhân viên ngoan thì cứ tiền mà phạt, nghiêm minh. Thế nên mình tin rằng với đội ngũ tài xế Xanh SM, Vin cũng có thể áp dụng kinh nghiệm đào tạo lễ tân, bảo vệ, nhân viên phục vụ ở Vinhomes vào.
Nhưng sao ưu đãi ngập tràn mà mới tuyển được hơn 5200 tài xế (cả nước)?
App dành cho tài xế của Xanh còn rất thô sơ, chưa có một tính năng quan trọng là “điều hướng chuyến đi”, ví dụ tài xế đang ở Cầu Giấy, muốn di chuyển tới Vin Smart, nhưng họ không muốn chạy xe không, chọn điểm đến mong muốn là Vin Smart, hệ thống sẽ ưu tiên đẩy cho xế đó các cuốc xe tới gần Vin Smart. Đó là tính năng rất xứng đáng được ưu tiên làm gấp.
Nhu cầu gọi xe là có thật. Nhu cầu giao hàng cũng là có thật. Grab, BE, Xanh SM giải quyết bài toán của thị trường, tạo ra giá trị. Nếu vận hành tốt chắc chắn là sống ngon lành.