Thursday, 1 July 2006.

Thursday, 1 July 2006.

Một ngày chăm chỉ. Sáng dậy từ 6h dù tối qua 1h mới ngủ. Ăn 2 cái bánh mì và 2 hộp sữa. Đi xe bus đến gọi thằng Tuấn, hẹn nó hôm qua lên thư viện học. Đến nhà nó vẫn ngủ. Rồi lại đi ăn sáng cùng với nó – 1 suất bánh chưng. Vào thư viện thì tầng 5 đã hết chỗ, nếu đi nhanh hơn chỉ 1 phút thì sẽ có chỗ trên tầng 5, hic. Đành xuống tầng 3, mặc cả kì kèo để mang sách vào học. Học tới được 9h thì buồn ngủ quá, đi về. Vào nhà thằng Tuấn cài cho nó Win. Rùi ăn cơm ở đó, cơm với thịt gà, trứng rán và rau muống luộc, sướng. Chiều lại lên thư viện từ 1 rưỡi tới 5h kém. Chăm chỉ nhất từ khi đi học đại học tới nay.

Mình đã đọc xong quyển sách của ông Kim Woo Choong – và nó được xếp vào một trong những quyển sách có ảnh hưởng lớn tới cuộc đời mình. Trước đó có quyển Đắc Nhân Tâm. Quyển sách “Thế giới thật là rộng lớn…” làm mình cảm thấy phải sống tích cực và có trách nhiệm hơn nữa, chăm chỉ và tiết kiệm. Tấm gương của chủ tịch tập đoàn Deawoo: khi mới 14 tuổi đã phải đi bộ một ngày 10km để bán báo nuôi sống gia đình. Khi học Đại học thì cũng đi bộ 2 tiếng đồng hồ quãng đường 10km để tới trường học “không một xu dính túi nhưng ước mơ thì rất nhiều”. Thật đáng khâm phục. Cảm động nhất là khi đọc về đoạn những ngày mưa, bán được ít báo: “…Tôi phải bán được 100 tờ báo để chúng tôi có cái mà ăn vì vậy thời tiết xấu có nghĩa là tai họa vì tối thiểu tôi cũng phải huề vốn. Có những ngày tôi chỉ kiếm được vài xu để lo bữa ăn cho gia đình. Những đêm ấy khi tôi về nhà thuwongf mẹ và các em tôi đều đã ngủ và chẳng mấy chốc tôi hiểu râtị sao họ lại ngủ bởi chỉ có độc một chén cơm và họ đã để dành nó cho tôi. Mẹ tôi dậy để cho tôi ăn và nói “Cả nhà ăn rồi, con chắc đói lắm và mau mà ăn đi”. Tôi muốn khóc lên được khi thấy các em tôi bị mẹ bắt đi ngủ đói, vì cả nhà chỉ còn có mỗi một chén cơm. Nhưng tôi giấu những giọt nước mắt của mình cũng như mẹ tôi đã giấu đi những giọt nước mắt của bà. Tôi nói dối rằng đã ăn mì trên đường về nhà, và bảo mẹ tôi với bọn trẻ ăn cơm đi. Hai mẹ con tôi rõ ràng đang nói dối nhau và chúng tôi đều biết rõ điều đó, nhưng chúng tôi làm sao có thể bộc lộ tình cảm của mình một cách khác đi được ? Cho dù khốn khổ đến thế nhưng đến giờ tôi vẫn nghĩ rằng đó là thời kì hạnh phúc nhất trong cuộc đời tôi.”

10h tối ngày 1/6/2006

Đang ngồi đọc sách của thì nghe có tiếng đập cửa, bấm chuông, rồi lại đập cửa. Làm gì có đứa bạn nào lại đập cửa mà không gọi nhỉ? Xuống nhà, bật điện, hỏi ai đấy. Chỉ thấy trả lời là “Mở cửa ra”. Hơi ghê, kẻ nào mà dám quát ta vậy? Rất thận trọng tôi từ từ mở cửa, ồ một chú mặc sắc phục công an. Ngay lập tức mở cửa sắt và mời chú vào nhà. Hóa ra là vấn đề tạm trú tạm vắng – vấn đề mình lo lắng. Lúc đầu run kinh khủng, sau trấn tĩnh ngay lại: ta sai thì ta bị phạt, công an là công an, có gì phải run với sợ. Có phải là tội phạm hình sự đâu, hehe. Cùng lắm là nộp phạt và trở thành bài học: hãy tìm hiểu pháp luật để tránh chết vì thiếu hiểu biết. Sau một hồi xem giấy tạm trú, CMND, thẻ SV, chú CA yêu cầu 2 thằng sang trụ sở để làm việc. Okie, đi luôn. Mình thiếu tất cả các giấy tờ cần thiết, phần vì đã nộp cho nhà trường, phần vì ko quan tâm tới vụ này cho lắm. Nên bây giờ phải trả giá. Kết quả là được hướng dẫn khá chi tiết về giấy tờ cần làm. Và phải nộp phạt. Không 1 lời xin “giảm án” hay tha thứ vì “phạm tội lần đầu”, đáng ra phải làm thủ tục này từ cách đây 7 tháng kia, nộp phạt là đáng rồi. Hơn nữa mình không thích và không quen xin xỏ. Theo nghị định 151 thì mỗi thằng có thể bị phạt 100k nhưng đồng chí CA tốt bụng áp khung hình phạt nhẹ nhất là 80k và “nhẹ tay” chỉ phạt tất cả 80 vì 2 thằng ở cùng 1 nhà. Cũng hợp tình đấy chứ nhỉ. Có vẻ chú CA này khá tốt bụng nhưng hình như có mùi rượu bia và mắt rất đỏ.

Về thái độ của Trung, mình rất không đồng tình: ngang, bảo thủ, coi thường pháp luật và bất hợp tác với cơ quan công quyền. Từ hành động “vê râu” khi ngồi trong trụ sở tới những lời nói khi đã về nhà. Có lẽ trong những phút bức xúc, nông nổi, tiếc tiền tiếc của Trung đã nói ra “những lời khó nghe”: “Tao thấy tao chẳng có gì sai cả”. Sai lù lù ra còn chày cối. Sao ở đó mày không nói gì, về nhà mới kêu oan ? Sao không chứng minh mình không sai với đồng chí CA ấy ?

Tao tôn trọng sở thích và tự do của mày. Mày luyện đế chế, okie, mày đi chơi, okie. Và tao đề nghị, yêu cầu mày phải tôn trọng những nguyên tắc của tao. Một vài nguyên tắc đó là:

Trung thực, một nguyên tắc cơ bản.

Tôn trọng pháp luật và các công dân khác.

Yêu công việc

Cố gắng tiết kiệm và đầu tư.

CA yêu cầu chúng ta thực hiện đúng các thủ tục bởi vì đó là trách nhiệm của họ. Họ được trả lương để làm việc đó. Đâu phải họ được trả lương (phần lớn là từ tiền thuế của dân) để ở nhà xem tivi hay lướt xe trên phố ? Và rồi mặc kệ ai muốn đến nhà chúng ta ở thì ở? Ta là người không xấu nhưng kẻ xấu thì cũng rất nhiều, làm sao họ biết chúng ta tốt hay là đối tượng cần điều tra? Chúng ta ở đây hơn nửa năm họ mới hỏi thăm, cũng nên xem xét về sự quản lý lỏng lẻo của CA khu vực. Khi có hộ khẩu tạm trú rồi tôi sẽ hỏi họ về việc tiêm chích xảy ra hàng ngày trước cửa đối diện nhà tôi.

Cần phải tìm hiểu pháp luật. Chúng ta mù tịt về luật nên chúng ta bị phạt – và không bít có đúng là 80k là ít nhất không nữa. Không biết gì cả, bảo sao đành nghe vậy. Chúng ta không quan tâm tới việc “liên hệ với CA khu vực” và chúng ta đã sai. Đừng đổ lồi cho xung quanh. Xã hội không bao giờ là văn minh khi trong XH đó hầu hết là những kẻ “không dám nhận trách nhiệm” về những điều sai trái của chính bản thân. Thật đáng buồn, là SV – tầng lớp trí thức mà còn vô cùng nhiều những “tầm nhìn hạn chế” về mặt phạp luật và xã hội. Và tôi cũng cảm thấy xấu hổ cho chính bản thân mình, sắp là SV năm thứ 2 rồi, vậy mà chẳng biết chút gì về thủ tục hành chính. Cái gì cũng đưa cho bố mẹ đi làm hoặc nhờ người quen đi làm hết cả.

Leave a Reply