Hôm nay từ quê lên, đi xe máy, mặc đống áo đống quần, người to như con gấu, mà vẫn lạnh thấu xương. Sang năm á, đi ô tô, hoặc là đi ô tô, hoặc là ở nhà, chả đi đâu cả.
Đi tới đoạn rẽ vào Vĩnh Phúc, có một xe chở rác ầm ầm lao phía trước, mỗi lúc cua là nước rác ào ào rớt xuống đường, rất kinh, xe chở đủ loại rác, giấy nilon khắp các màu. Tư hỏi không biết cái xe này chở rác từ nội thành đổ đi đâu, mang ô nhiễm tới vùng quê nào? Từ việc nhỏ như phân loại rác, tới việc ít nhỏ hơn như thái độ khi tham gia giao thông trên đường, dân VN cơ bản là thiếu văn hóa – thiếu giáo dục (thiếu được giáo dục) những kỹ năng cần thiết cho cuộc sống (như là bơi, hay là phân loại rác, hay là ý thức khi tham gia giao thông). Và dân VN thì lại bị nhồi nhét, thừa thãi quá nhiều cái mớ kiến thức lịch sử đảng CSVN, tư tưởng, triết học nọ kia, kinh, chẳng làm quái gì cái mớ lý thuyết nhảm nhí ấy.
Sau khi đọc Thời của thánh thần, mình đâm hâm mộ Hoàng Minh Tường quá, xong rồi mua quyển “Bạn văn ngoài vùng phủ sóng”, đọc quyển đó, ôi thôi, đảng lãnh đạo, quyền lực của đảng quá lớn, đứng trên cả pháp luật, thế là cũng như một triều đình phong kiến vậy, nếu may mắn có một vị lãnh đạo sáng suốt, thì dân được nhờ, lãnh đạo dốt là cả một (vài) thế hệ lãnh hậu quả, cả dân tộc trở thành phòng thí nghiệm – vật thí nghiệm cho cái lý thuyết thần thánh nào đó. Phải thay đổi, phải đổi thay,