Vương Văn Quang
Trong tuần qua, liên tục, tôi được đọc hai cuốn sách, thuộc loại khá dầy dặn. Đọc một hơi, không nghỉ, không bỏ cách. Bởi chúng đều quá hay. Tôi nhấn mạnh cái sự “đọc một hơi”, bởi tôi đã bị mất đi cái thói đọc một mạch như vậy cách đây đã khá nhiều năm. Có hai lí do. Một, khi còn là học sinh, thói ham đọc cộng với sự khan hiếm sách báo khiến tôi cứ vồ được cuốn nào là ngấu nghiến đọc một hơi cuốn đó (có thể đây còn gọi là hội chứng “túng văn hoá?). Hai, cũng khi đó, cách đọc của tôi chỉ thuần tuý là cách đọc của một độc giả thông thường nhất. Chỉ đọc mà ít khi săm soi phân tích về hơi văn, kết cấu văn bản, cách dùng chữ, cách ngắt câu … v.v; tóm lại là ít khi để ý tới kĩ thuật của nhà văn. Bây giờ, tôi đọc khác hẳn. Tôi không còn đọc theo lối “đọc chuyện” nữa, mà chỉ rình rình soi mói từng li từng tí tất cả những cái gì thuộc về kĩ thuật viết. Nói chung, tôi đọc giống như cách đọc của một người biên tập. Cái sự đọc của tôi bây giờ nó không còn là đọc để giải trí thuần tuý, và như vậy là tôi đã đánh mất đi một thú vui lớn. Nhưng, cũng không hẳn là do giờ đây tôi là kẻ viết lách nên mới đọc theo cách nhà nghề, mà một phần, sự đọc của tôi khó khăn bởi tác phẩm bây giờ nhiều, nhưng dở. Vâng, đúng như vậy. Bằng chứng là tôi vừa ngốn ngấu hai cuốn sách một lèo từ đầu tới cuối. Cuốn thứ nhất là tiểu thuyết “Con nhân mã trong vườn” của nhà văn Brasil, Moacyr Scliar. Một cuốn tiểu thuyết tuyệt vời. Cuốn sách có dung lượng 471 trang (khổ 13 x 20). Thời gian đọc: 1 ngày (có cộng cả thời gian ăn, ngủ). Cuốn thứ hai có dung lượng 401 trang A4, có nghĩa là, nếu dàn ra trang khổ 13×20 thì cuốn sách sẽ có độ dầy vào khoảng trên dưới 800 trang. Cuốn này tôi ngốn cũng trong vòng 1 ngày, nhưng không cộng thời gian ăn ngủ. Tôi đã đọc nó quên ăn, quên ngủ. Nói như vậy, tức là cuốn thứ hai đã cuốn hút tôi hơn cuốn thứ nhất nhiều.
Cuốn sách đó là hồi ký “Đêm giữa ban ngày” của nhà văn Vũ Thư Hiên.
Cũng cần nói thêm, hồi kí là thể loại tôi không thích đọc. Vì nhiều lí do, nhưng nói chung là không thích. Gần đây tôi có đọc vài cái hồi kí, và tôi nhận thấy rằng, cái sở thích kia của tôi chẳng đánh lừa tôi tí nào. Thực ra thì ngoài mấy thứ vớ vẩn như “Làm người …”, “Sống mãi tuổi …”, “Nhật kí …” thì cũng có cuốn “Chuyện kể năm 2000” của nhà văn Bùi Ngọc Tấn đọc được. Khá thú vị, hấp dẫn. Nhưng để đọc được một lèo thì không. Ở “Chuyện kể năm 2000” nhà văn Bùi Ngọc Tấn (hình như) muốn tiểu thuyết hoá, muốn cuốn hồi kí của mình là một tác phẩm hư cấu, nên ông đã gọi nhân vật chính là “hắn” (?) Và như vậy, khi đọc nó, tôi có một cảm giác, nhà văn hơi khách sáo, thiếu tự nhiên. Mạch văn trong truyện có lúc khá rề rà. Hơn nữa, chuyện đang yên đang lành bị gí cho cái “lệnh” ba năm, hết “lệnh” gí thêm phát nữa, rồi lại phát nữa, vốn không phải chuyện lạ trên mảnh đất Việt Nam này. Những chi tiết của cuộc sống trong tù được nhà văn khắc hoạ khá sinh động, nhưng với tôi, nó không “phê”; có lẽ vì trước đó tôi đã đọc cuốn hồi kí “Papillon – người tù khổ sai” của Henri Charriere chăng?
“Đêm giữa ban ngày” thì khác. Mặc dù trong phần “tự bạch”, tác giả có lưu ý rằng: “Hình thức văn học mà tác giả sử dụng trong cuốn sách chỉ vừa đủ cho bức tranh sự kiện không thành quá tẻ nhạt. Văn học đích thực không có chỗ nơi đây”, nhưng tôi vẫn thấy đây đích thị là một tác phẩm văn học thể tài hồi kí. Những cuốn như “Mãi mãi tuổi hai mươi ”, “Nhật kí Đặng Thuỳ Trâm” người ta còn gọi là “hiện tượng văn học” kia mà ! Một cuốn hồi kí sẽ có giá trị, khi trong nó ăm ắp những sự kiện sinh động, dữ dội, chân thật; được chuyển tải bằng thứ ngôn ngữ hấp dẫn, tự nhiên; và kết cấu độc đáo. Vâng, tôi cho rằng như vậy. Và “Đêm giữa ban ngày” hội đủ những tiêu chí đó.
Đọc “Đêm giữa ban ngày”, từ dòng đầu tiên tới dòng cuối cùng (hết phân đoạn 41), tôi như bị hút hồn. Tôi đọc như nuốt lấy. Cảm giác cuốn sách mang lại lúc nóng lúc lạnh, khi sởn da gà, cũng có khi bật cười … rồi đau đớn, và nhiều lúc thì không cầm được nước mắt.
Cảnh đấu tố trong cải cách rộng đất, tôi cũng nghe nhiều, nhưng là nghe kể, ở Việt Nam chưa có một tác phẩm văn học nào nói về điều này một cách tới nơi tới chốn. Nay đọc Vũ Thư Hiên, chỉ vài dòng thôi, cũng đủ rùng mình:
“Người ta lấy gai bưởi cắm vào đầu ngón tay một cô gái, có trời biết cô ta bị tội gì, có thể cô ta chỉ có tội là con địa chủ, cứ mỗi câu hỏi lại nhấn những cái gai sâu thêm một chút làm cho cô gái rú lên vì đau, quằn quại trong dây trói.
Một cụ già tóc bạc phơ bị tròng dây vào cổ, bị lôi xềnh xệch trên đường như một con chó. Lũ trẻ làng rùng rùng chạy theo sau. Chúng vỗ tay, chúng reo hò, chúng cười ngặt nghẽo …” (phân đoạn I)
Thông thường, khi thần tượng bị sụp đổ, người ta có khuynh hướng thất vọng, nên rất dễ có những đánh giá cực đoan. Vũ Thư Hiên không như vậy. Hồ Chí Minh là thần tượng của ông. Cha ông từng là bí thư của họ Hồ. Vậy mà khi gia đình ông lâm nạn. Cả hai cha con ông bị vào tù vì một âm mưu bẩn thỉu, họ Hồ biết nhưng lạnh lùng quay lưng. Vậy mà trong toàn bộ cuốn sách, nhận xét về Hồ Chí Minh, ông luôn dùng một thái độ rất khách quan, bình thản. Đây cũng chính là một yếu tố nhỏ khiến cuốn hồi kí của ông đáng tin cậy.
Khi ông Vũ Thư Hiên bị bắt, tôi chưa ra đời. Lớn lên, tôi không thấy ai nói tới “vụ án chống đảng” đó. Chỉ biết loáng thoáng, rằng bắc Việt Nam trong thập kỉ 60, 70, người ta có thể bắt đi tù bất cứ ai, vì bất cứ lí do gì; rằng, không khí sợ hãi, nghi kị, khủng bố bao trùm toàn xã hội. Sau này, khi không còn “môi hở răng lạnh” với Tầu, ở Việt Nam xuất bản những cuốn sách như “Ân oán Trung Nam Hải”, “Mây đen bao phủ bầu trời Bắc Kinh”, “Cuộc đời Mao Trạch Đông” …v.v; tôi có đọc những cuốn đó, và nghĩ rằng, những câu chuyện ghê tởm đó chỉ có ở bên Tầu, nơi mà lịch sử có những bạo chúa như T
chú có nhiều cái mà anh chưa biết thật! đáng học hỏi nhiều đó!:)