Thực tế và thực dụng?Một vài tuyên ngôn:– việc gì không có lợi không làm– chân lý thuộc về kẻ mạnh– không có kẻ thù vĩnh viễn, cũng không có bạn bè vĩnh viễn, chỉ có lợi ích là vĩnh viễn… Nào, giờ ta sẽ phân tích một chút. “Việc gì không có lợi không làm”. Quả thật, câu nói này quá chí lý, làm những điều vô nghĩa thì thật là lãng phí, lãng phí thời gian, lãng phí công sức, lãng phí nhiều thứ khác nữa. Tớ ấy là luôn tâm niệm: “việc gì không có lợi là không làm đâu nha”, phải có lợi mới làm cơ, hehe. Nhưng mọi người cần phải bít rằng, không phải cái lợi nào cũng lù lù trước mắt, người chỉ bít cái lợi trước mắt người ta gọi là kẻ chộp giật (kiểu của bóng đá Việt Nam đấy), tớ là tớ còn tính tới những cái lợi lâu dài nữa, và từ đó, tớ thấy rằng: “không việc gì là không có lợi”, hờ hờ, cuối cùng thì tớ “không việc gì không làm”, hé hé, tất nhiên là không vi phạm pháp luật, không đi ngược đạo đức, không trái với lương tâm. “Tôi không sợ gì cả, chỉ sợ lương tâm của chính mình” – căn bản lương tâm của tớ hơi bị nhiều răng, nó mà cắn thì đau lắm, thậm chí vừa cắn lại vừa rứt nữa thì còn gì mà Thái đẹp trai hào hoa phong nhã nữa kia chứ. “Chân lý thuộc về kẻ mạnh” – điều này không ai có thể chối cãi, xin thề là như thế, kẻ mạnh có thể là kẻ có tiền, có thể là kẻ có quyền, có thể là số đông… nhưng ngày nay, kẻ mạnh là kẻ có nhiều thông tin, là những kẻ có nhiều tri thức, là những kẻ miệng lưỡi như bôi mỡ, à, mỡ ngấy lắm, những kẻ nói như rót mật vào tai thì hay hơn… Kẻ mạnh chính là đảng CSVN – ôi đảng yêu quý, “quan nhất thời dân vạn đại” nhưng đảng mạnh tới mức “dân nhất thời quan vạn đại”.“không có kẻ thù vĩnh viễn, cũng không có bạn bè vĩnh viễn, chỉ có lợi ích là vĩnh viễn”: các bạn đừng phản đối vội, lợi ích thực sự là vĩnh viễn, cứ nghĩ mà xem. Không nói tới những cái thuộc phạm trù vật chất, về tinh thần cái đã, bạn giúp đỡ mọi người, và cho rằng mình là người tốt, giúp đỡ không cần đền đáp, nhưng bạn ạ, thực ra thì: bạn giúp đỡ người khác trước hết để giúp đỡ bạn đấy, đáp ứng cái ham muốn tự thỏa mãn với lương tâm mình rằng: mình là người tốt, mình là người có ích. Chính sức ép từ đạo đức xã hội khiến chúng ta muốn làm những việc tốt, bởi vì những người tốt được tuyên dương, được ngợi khen, được coi trọng, được nổi tiếng… Xã hội dần coi việc tham nhũng hối lộ là bình thường, khiến cho những người tham nhũng cũng tự nhủ việc mình tham nhũng là bình thường, ai mà không thế, chính việc thỏa hiệp với những tiêu cực dẫn đến đạo đức xã hội ngày càng đi xuống, hàng loạt những vụ giết người cướp của, trả thù vặt… rất dã man và đáng kinh sợ, hic. Trở lại với vấn đề lợi ích, nhu cầu về lợi ích cá nhân là không bao giờ thay đổi, thực sự là vĩnh cửu, vì vậy cái viễn cảnh xây dựng một xã hội cộng sản là không tưởng. Tất nhiên thế giới sẽ ngày càng phát triển, và một xã hội tốt đẹp tất nhiên sẽ hình thành, nhưng cội nguồn, bản chất của một xã hội tốt đẹp không phải là “kinh tế tập thể, kế hoạch hóa tập trung”, không cần phải “của cải như không khí” – không khí ô nhiễm gần hết rồi. Bản chất của một xã hội tốt đẹp theo tôi là sự giáo dục, sự hiểu biết, tri thức trang bị cho mỗi cá nhân trong cộng đồng ấy. Không có hiểu biết, không có nhận thức tốt thì sẽ không thể có ý thức cộng đồng – một thứ mà Việt
Nam – đặc biệt là Hà Nội rất thiếu(*). Tóm lại, một nền giáo dục phát triển, một xã hội coi trọng đạo đức, coi trọng học thức thật sự (chứ không phải trọng bằng cấp, tước vị hão), mỗi người đều là những công dân tôn trọng phát luật, ý thức cộng đồng tốt, mọi thứ đều phải trong khuôn khổ pháp luật (chứ không phải đứng trên hiến pháp như đảng CSVN hiện nay) thì mới hi vọng có một xã hội “gần cộng sản”, một xã hội “công bằng dân chủ văn minh”, một xã hội pháp trị chứ không phải “nhất thân nhì quen” như hiện nay.