Vài ý rời nhân đọc “Đêm giữa ban ngày”

Trong tuần qua, liên tục, tôi được đọc hai cuốn sách, thuộc loại khá dầy dặn. Đọc một hơi, không nghỉ, không bỏ cách….
Cuốn thứ nhất là tiểu thuyết “Con nhân mã trong vườn” của nhà văn Brasil, Moacyr Scliar. Một cuốn tiểu thuyết tuyệt vời. Cuốn sách có dung lượng 471 trang (khổ 13 x 20). Thời gian đọc: 1 ngày (có cộng cả thời gian ăn, ngủ). Cuốn thứ hai có dung lượng 401 trang A4, có nghĩa là, nếu dàn ra trang khổ 13×20 thì cuốn sách sẽ có độ dầy vào khoảng trên dưới 800 trang. Cuốn này tôi ngốn cũng trong vòng 1 ngày, nhưng không cộng thời gian ăn ngủ. Tôi đã đọc nó quên ăn, quên ngủ. Nói như vậy, tức là cuốn thứ hai đã cuốn hút tôi hơn cuốn thứ nhất nhiều. …

Read more

Một sự nghiệp lớn và cấp thiết

Tôi muốn mở đầu bằng một câu chuyện và mấy con số. Đó là chuyện cuốn Bàn về tự do của John Stuart Mill, từ lâu đã được coi là kinh điển không chỉ ở châu Âu mà trên toàn thế giới. Cuốn sách này được xuất bản lần đầu ở Anh năm 1859. Không đầy 10 năm sau, năm 1868, nó đã được dịch ở Nhật Bản, số phát hành lên đến 2 triệu bản, trong khi dân số Nhật lúc bấy giờ chỉ 36 triệu người. Có thể nói chắc chắn điều này gắn liền sâu sắc với công cuộc duy tân nổi tiếng của Nhật cách đây mấy thế kỉ, cuộc lựa chọn vĩ đại đã đưa nước Nhật vào một con đường và đến một số phận khác hẳn các nước châu Á bấy giờ hầu như đều ở trong hoàn cảnh và đứng trước những thách thức sống còn tương tự. Nước Nhật ngày nay cũng đang đứng đầu thế giới về số người đọc và về số sách dịch. Tôi nghĩ sẽ không quá đáng khi nói rằng tình hình đặc biệt đó không phải không có liên quan gì đến điều mà ta vẫn gọi là “sự thần kì Nhật Bản”. Có lẽ cũng nên biết rằng hầu hết các thuật ngữ về xã hội học, triết học, chính trị học, và nhiều khoa học khác đang được sử dụng ngày nay ở ta chính là xuất phát trước tiên từ Nhật, chính người Nhật là những người đầu tiên đã sáng tạo ra các thuật ngữ ấy để dịch các khái niệm du nhập từ phương Tây trong quá trình duy tân và hiện đại hoá của họ, các thuật ngữ này sau đó được các nhà cách mạng Trung Hoa đưa vào tiếng Trung, rồi mới chuyển sang Việt Nam. Và như ai cũng hiểu, một khái niệm mới chỉ có thể hình thành, định hình trong một xã hội, trong đời sống một dân tộc khi trong ngôn ngữ của xã hội và dân tộc đó đã chính thức xuất hiện những thuật diễn đạt những khái niệm ấy. Chính những khái niệm mới được định hình tạo ra những chuyển động xã hội, thậm chí những cuộc cách mạng xã hội rộng lớn, quyết định số phận các dân tộc. …

Read more