1. Chuyện giá nhà, đất, giá phòng trọ ở Hà Nội.
Hà Nội, giá đất đắt, nhà chung cư đắt, có thể nói là gấp đôi so với TPHCM (SG), tương lai nào cho những người sống và làm việc ở thủ đô? Hà Nội là một đô thi được Pháp quy hoạch cách đây hơn một thế kỷ, và không có dự định nào cho nó để đáp ứng được nhu cầu của khoảng 6 triệu dân. Chính quyền hiện tại đã từng bổ nhiệm một kiến trúc sư vào ghế chủ tịch TP (Nguyễn Thế Thảo), nhưng dấu ấn của vị KTS này mình không thấy có gì đáng chú ý cả. HN cơ bản vẫn là một mớ hỗn độn, đông, tắc, chật chội và … đồng nát. Nhìn từ Keangnam, HN trông cũng đẹp đẽ và hiện đại, với dòng Tô Lịch hiền hòa uốn lượn xanh xanh, chia đôi thành phố, tuy nhiên, có đi đường HN những ngày mưa, có trải qua những mùa hè nắng gắt, mới thấy HN đáng sợ như thế nào. Trung Hòa Nhân Chính có thể có ô tô đỗ ràn rạt hai bên đường, nhìn cứ ngỡ đang ở New York, nhưng rẻ vào trong ngõ 50m thôi, là hàng quán lộn xộn ngổn ngang, nhà chung cư xuống cấp (dù mới xây không lâu).
Nhà thì không thể có đủ cho tất cả mọi người, thế nên chung cư và nhà cho thuê là một giải pháp rất tuyệt. Nhưng nhà cho thuê ở HN hiện tại thế nào? Ít ỏi và đắt đỏ. Nguyên nhân? Cầu quá nhiều và cung quá ít. Mỗi năm, ước tính có khoảng 50-100 nghìn tân sinh viên gia nhập cuộc sống thành thị. Số lượng SV ra trường cũng gần tương ứng. Tân SV thì ắt hẳn là ở HN rồi, còn cựu SV thì cũng chỉ có vài người rời HN. Rốt cục là nhà trọ bị tranh giành một cách gay gắt. Bà tăng giá nhà, mày không thuê thì cút, có đứa khác thuê liền.
Giải pháp? Di chuyển các trường đại học ra khỏi khu trung tâm. Chủ trương đúng đắn, nhưng tại sao hết sức chậm chạp, và hiện tại, chẳng thấy có trường nào nhúc nhích? Cá nhân mình không giải thích được. Nhưng cơ bản là các vị lãnh đạo không có chút quyết liệt nào trong vụ này, hiện tại các vị ấy quy hoạch là tới 2015 sẽ thí điểm 5 trường, 2020 sẽ thêm 10 trường. Nhưng, mình dự rằng, sau khi các vị này về hưu, các vị khác lên, lại đẩy cái thời hạn chót để di dời thêm vài chục năm nữa, rút cục thì ông Nguyễn Y Vân vẫn sẽ trúng cử. Cái bài này, viết rất khó nghe
Trong đó 1 phần đất hiện nay dự kiến chuyển thành đất xây dựng các công trình dịch vụ đô thị, tạo vốn đầu tư xây dựng cơ sở 2 cho các trường; phần còn lại chuyển đổi thành các cơ sở nghiên cứu, đào tạo chất lượng cao, đào tạo sau đại học…
Chẳng lẽ ĐHQG chuyển ra Hòa Lạc, còn khu ở Xuân Thủy hiện tại là để đào tạo chất lượng cao, đào tạo sau đại học? Hết sức vớ vẩn, chẳng có chất lượng cao, chẳng có đẳng cấp gì ở một không gian chật chội, thiếu sáng tạo, kém sư phạm, xe cộ ầm ầm, nhộn nhạo chợ búa. Cuối cùng, xin hãy nhìn từ vệ tinh, Harvard và VNU: