Biển Đông với Hoàng Sa và Trường Sa giữa 2 nước “anh em” “núi liền núi, sông liền sông, uống chung dòng Mekông” dường như chưa bao giờ lắng dịu. Nhân một loạt hành động càn rỡ của “tên láng giềng phương Bắc” gần đây, tôi có những ý nghĩ cong queo, muốn viết ra vài dòng chữ thẳng, mong các bạn của tôi, thế hệ thanh niên không chỉ biết đến thuốc lắc, đến vũ trường, đến tụt áo khoe ngực, lên giường quay phim, đến đua xe và đồ hàng hiệu… mà đã biết đến việc đứng cùng nhau, khóc cười với nhau vì “phận nhược tiểu”, vài dòng để suy ngẫm và chia sẻ. Mọi sự so sánh đều khập khiễng, nhưng hãy nói cùng nhau, để chúng ta biết rằng chúng ta không thua kém “người anh em” bên kia đỉnh Phanxiphăng, nếu không muốn nói là có nhiều điểm hơn. Để chúng ta biết rằng chúng ta không chỉ giỏi nói xấu nhau theo kiểu: “Dân tộc Việt là một khối tự phát khổng lồ” hay “Những tính xấu của người Việt” mà chúng ta cần tự hào với những gì chúng ta đã, đang và sẽ có, để vươn lên, để “sánh vai cùng các cường quốc năm châu”.
1. Người Tàu có một lịch sử dài và rộng. Còn chúng ta, chúng ta đâu có thua kém gì? Như Ức Trai tiên sinh đã từng nêu rất rõ trong bản tuyên ngôn hùng hồn và hoành tráng thủơ nào còn vang vọng mãi:
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập,
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương.
Lịch sử của chúng ta, nét chính yếu là gì? Là đã đánh cho bao nhiên kẻ thù ôm mộng vương bá, đô hộ bao lần không còn mảnh giáp che thân, đến nỗi phải chui vào ống đồng khiêng nhau mà chạy. Bao trang sử chói lọi của mảnh đất nhỏ xíu nơi Viễn Đông mang tên Đại Việt còn đó. Không cần kể dài dòng, nếu không tôi sẽ sa vào việc “tập tô” bao trang sách đã ghi những sự thật hiển hiện mà thời gian qua đi, chỉ làm cho những trang “cảo thơm” ấy sáng bóng mãi lên như một chiếc chìa khoá chăm chỉ, càng dùng thì càng bóng loáng.
Còn lịch sử của họ là gì? Người Tàu đã từng phải cảm thán mà kêu lên rằng: Giá như Hưng Đạo Đại Vương, Đức Thánh Trần Quốc Tuấn, người mà cả thế giới ghi nhận là 1 trong 10 danh tướng vĩ đại nhất từ cổ chí kim của nhân loại, sinh ra trên đất Tàu thì người Tống đâu phải chịu rên xiết dưới ách đô hộ của quân Nguyên Mông suốt gần một thế kỷ đằng đẵng trầm luân và bạc nhược? Những người trung nghĩa như viên tể tướng Tống triều Văn Thiên Tường, rồi Triệu Trung, nương nhờ dưới trướng Đức Thánh Trần, cầm giáo chống lại quân Mông Nguyên những mong nỗi nhục mất nước được nguôi ngoai phần nào mà vẫn cảm khái:
Người ta tự cổ ai không chết
Lưu lại lòng son trong sử xanh
Yêu nước đấy, khảng khái đấy, nhưng đánh giặc mà “sến” như vậy thì còn gì nhuệ khí, đâu có được tấm trung trinh mạnh mẽ như những người cùng thời với ông ta:
“Đầu tôi chưa rơi, xin bệ hạ đừng lo” hoặc “Xin bệ hạ chém đầu thần rồi hãy hàng”!
Hay đâu được như bậc kiệt hiệt của thế hệ sau, thế hệ mà lại phải cầm giáo chống lại chính hậu duệ của ông Văn Thiên Tường, của Triệu Trung đó:
Đánh một trận sạch không kình ngạc!
Đánh hai trận tan tác chim muông!
Cơn gió to quét sạch lá khô
Tổ kiến hổng sụt toang đê vỡ.
Hào khí đó, nói đúng như giọng của người Tàu là khiến “quỷ khốc thần sầu”, “trời sầu đất thảm”. Oanh liệt và hào hùng thế chứ! Chứ đi đánh giặc mà nghĩ đến cái chết là cùng để lưu lại một dòng trong sử xanh thôi ư? Vậy thì liệu thành tựu đến đâu?
2. Nền văn học của họ phản ánh lịch sử của họ. Vâng, đồng ý là nền văn học của chúng ta có thể không bằng họ với “tứ đại danh tác” như “Đông chu liệt quốc”, “Tam quốc chí”, “Thuỷ hử truyện”… Nhưng những tác phẩm đồ sộ đó phản ánh cái gì ngoài những cuộc nội chiến? 7 nước nhỏ trong một nước lớn cát cứ tranh hùng xưng bá với nhau. Ba nước phân tranh xem ai làm vua thiên hạ trên danh nghĩa là phò tá một vương triều Đông Hán đã như “xương khô trong mả”. Lục lâm thảo khấu dồn tụ lại một nơi 1 bến nước đìu hiu. Mưu cao kế sâu thì như người Việt ta thường nói, “khôn ngoan đá đáp người ngoài”, đằng này một Gia Cát Lượng đa mưu túc trí để đi lừa gạt một người anh ruột Gia Cát Cẩn? Một Hành Giả Võ Tòng được xếp là “thượng thượng nhân vật” dưới con mắt của Kim Thánh Thán, vì trung nghĩa ư, vì hiếu đễ ư, một đêm sẵn sàng giết hàng chục mạng người, “cứu một người phúc đẳng hà sa” cơ mà?
3. Khi chúng ta đang từ trong tay không một tấc sắt đến khi ca khúc khải hoàn sau khi dẹp tan thực dân cũ và đế quốc mới mà đến nay danh thơm còn để, thì họ có gì? Một Giang Thanh ngay trong lòng cuộc cách mạng của họ, một Vạn lý Trường chinh “kỳ vĩ”, khi đi 72 vạn, khi về 7 vạn 2. Thiên An môn còn đó khi người Hoa dùng xe tăng của người Hoa đi nghiền nát người Hoa. So sánh đi, chúng ta với những liệt nữ mà tôi không dám nêu tên ai được vì dân tộc Việt có quá nhiều những người con gái nhỏ bé mà vô cùng ưu tú. So sánh đi, với chiến dịch Hồ Chí Minh xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước chấn động địa cầu. So sánh làm sao nổi khi họ đang mải mê với chiến tranh Tàu – Tưởng thì kẻ thù chúng ta phải chống lại là ai? Những ngoại bang xâm lược mà có khi nói đến tên, họ đã phải tim đập chân run, trong khi chúng ta ngạo nghễ, vì chúng ta là người CHIẾN THẮNG!
P/S: đây là phần 1 của một bài viết dài. Chỉ có chút xíu băn khoăn là đăng vô đây có phù hợp với topic không? Nếu không thì Admin và bè lũ giúp chỉ đúng địa chỉ phát nhá. Sẽ đa tạ bằng cách đăng tiếp phần 2 và các phần tiếp sau.
nguồn: tathy
1. Lịch sử của Tàu dài hơn nhiều :)). Và thằng nào xâm lược nó thì đều bị nó đồng hoá.
2. Văn học nó hơn, còn nội chiến thì ta cũng loạn 12 sứ quân, cũng loạn lạc mấy trăm năm từ cuối Lê sơ đến đầu Nguyễn.
3. Tư tưởng HCM hơn tư tưởng Mao rất nhiều. Nhưng những chính sách sau này, cộng với tinh thần đại Hán của họ, đã mang lại một nền kinh tế với nhiều điểm sáng chói.
Tóm lại là bạn viết bài này so sánh rất là lởm. Nếu muốn làm người ta thẹn, hãy tự hổ thẹn về sự nhược tiểu của mình trước đi đã :-<