Cậu bé bán vé số và chú chó tật nguyền
“Em còn nhớ từ rất nhỏ, em đã được mẹ bồng đi bán vé số rồi. Lên bốn tuổi, thì em tự đứng bán một mình. Nắng nóng em cũng bán, mưa em tắm mưa bán luôn, em lượm mấy bao nilon bọc vé số lại rồi đứng dầm mưa bán. Bán không hết, về nhà là ba mẹ đánh nên em sợ lắm, nhiều bữa bán đến 10h đêm là xong, nhưng có bữa ế phải bán đến hơn 11h” – cậu bé thành thật kể.
Em rất sợ không bán hết vé số, vì khi trở về nhà sẽ bị ba mẹ đánh đòn.
Bé Bảo kể rằng hễ đi trên đường gặp ai chạy xe một mình thì em lại chạy đến xin đi nhờ một đoạn, nhiều người thương thì cho đi, nhiều người thấy em bồng theo con chó, sợ bẩn nên không cho. Buổi trưa Bảo được về nhà ăn cơm, nhưng tối thì phải bán rồi đi học, nên em nhịn đói cho đến khuya về đến nhà mới ăn.
Cậu bé còn quá nhỏ để bước vào cuộc bươn chải kiếm sống.
“Ba em thường la em là đồ “khôn nhà, dại chợ”. Anh hiểu câu đó nghĩa là như thế nào không? Nghĩa là em sinh ra ở trong nhà, nhưng được ngoài chợ dạy đó anh, nên giờ em lanh lắm!” – cậu bé hồn nhiên giải đáp.
Có một người bạn nhỏ ngồi cạnh, để em cảm thấy bản thân không cô đơn, chỉ cần như thế thôi, Bảo đã hạnh phúc lắm rồi.
“Bây giờ em ước gia đình có đủ tiền để em không phải đi học lớp tình thương mãi. Buổi tối em vẫn sẽ đi bán vé số. Em ước có tiền mua thêm một con chó nữa, ước được đi bơi hồ bơi…”, giọng nói của thằng nhóc cứ thế nhòa đi và lẫn vào theo tiếng xe cộ ồn ào phía trước. Có lẽ giờ đây được ở cạnh Milu là điều hạnh phúc nhất của Bảo.
Đọc mà thương em qúa, ai bảo “mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng”? Sai bét, mọi người ngay khi sinh ra đã bất bình đẳng rồi. Bảo không hề được lựa chọn việc em có sinh ra hay không, người lựa chọn là cha mẹ em. Bảo có trách nghiệm biết ơn cha mẹ em không, khi sinh ra em nhưng không có điều kiện cho em đi học, bắt em bán vé số sáng tới đêm, tối không được ăn, nhịn đói đi học rồi bán vé số tiếp tới khuya? Cha mẹ Bảo có phải là cha mẹ tốt không, khi nghèo mà sinh 3 đứa con? Có phải tốt không khi đánh đập em khi Bảo không bán hết vé số, nắng mưa em vẫn phải đi bán.
Những người cha người mẹ sinh con ra để làm gì? Để yêu thương vô điều kiện hay để con cái chăm sóc khi về già? Tôi nghĩ không có tình yêu nào vô điều kiện, bạn yêu con bạn vì nó là con bạn, nếu nó không phải là con bạn, bạn bớt yêu ngay, vậy, rõ ràng “là con bạn” là điều kiện của tình yêu. Nếu bạn biết trước đứa con bạn đang chăm sóc sẽ trở thành sát thủ như Lê Văn Luyện hay Nguyễn Đức Nghĩa, bạn có tiếp tục chăm sóc đứa trẻ đó?
Hôm trước mình đang ăn thịt gà thì bị miếng xương gà mắc vào giữa hai răng, xương to, mà lại mềm, cắn phát sụt vào không tài nào rút ra được, vướng vướng rất rất khó chiụ, Bi ngô lúc đó ăn cơm xong rồi, chạy quanh mâm cơm, thấy bố kêu liền chạy lại, nhìn vào miệng bố vẻ mặt vô cùng lo lắng, hoang mang, hỏi “Bố bị sao đấy?” Xong bố vào nhà tắm soi gương để gỡ xương, Bi chạy theo, rất lo lắng hỏi thăm “Bố khỏi chưa?”…