Entry for August 11, 2007

Dân là chủ, công chức là công bộc của dân. Vậy quốc hội và đảng ta là gì? Nhóm HT, ĐX
Dân là chủ, công chức là công bộc của dân. Vậy quốc hội và đảng ta là gì? Nhóm HT, ĐX magnify

Nhóm Hiền Thảo, Đông Xuân đã trở lại

***

Dân là chủ, công chức là công bộc của dân. Vậy quốc hội và đảng ta là gì?

Thế kỷ XXI, cũng là khời đầu của thiên niên kỷ thứ III sau công lịch. Loài người đã đi quãng đường rất xa khỏi thời mông muội để trở thành NGƯỜI ở thời văn minh. Chẳng còn nước nào trên thế giới này dám tự nhận mình là không dân chủ, kể cả những nước đang bị cấm vận, trừng phạt (mà các nước bạn – dẫu cùng lý tưởng, cùng ý thức hệ – cũng không dám công khai bênh vực). Có chế độ sắp đổ kềnh vì độc tài vẫn cứ vỗ ngực rằng mình đang dân chủ gấp triệu lần nước khác. Tóm lại, dân chủ là xu thế thời đại, ngay bọn độc tài cũng biết nếu công khai chống lại dân chủ là chết. Suy ra, “chớ nghe chúng nói, hãy nhìn chúng làm”.

Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, dân làm chủ

Mười chữ vàng nói trên (gọi là phương thức vận hành xã hội XHCN VN) được đề ra từ thời cụ Lê Duẩn khi cụ ban cho dân cái gọi là “làm chủ tập thể”. Chẳng hiểu nó là cái gì, nhưng một sự thật là đến nay những người kế nhiệm cụ Lê Duẩn tịnh không ai thèm nhắc đến “làm chủ tập thể” nữa.

Khoảng 1984 (bọn tôi chưa ra đời), một bậc sinh thành của chúng tôi khi có dịp sang Pháp công tác được dân Pháp hỏi “làm chủ tập thể” là gì, ông bí quá liền ứng khẩu dịch “đại” là Être maitre collectif. Còn “tinh thần làm chủ tập thể” ắt phải là Esprit d’être maitre collectif (!). Ông rất lo sẽ bị các lãnh tụ bên nhà quở, không ngờ lại được khen cách dịch “sáng tạo”. Nay, 2007, ông bảo: Tây nghe ông dịch càng tỏ ra tù mù. Đố có từ điển nào ghi hoặc giải thích nổi 2 cụm từ trên. Có lẽ lứa tuổi đại biểu quốc hội khoá XII hiện nay có tới 70 hay 80% số người mù tịt về nó, thậm chí chưa bao giờ nghe thấy.

Nhưng cái phương thức “mười chữ vàng” nói trên vẫn được nhắc lại và vẫn đang được loay hoay tìm cho nó một nội hàm sao cho lọt tai. Không hiểu mắc mớ gì mà đến tháng 7 năm 2007 này, toàn ban chấp hành trung ương đảng vẫn phải họp bàn dài ngày về “phương thức lãnh đạo của đảng”.

Đảng ta đang muốn Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Trong 12 chữ vàng này thì lơ mơ nhất là hai chữ “dân chủ”. Vậy dân chủ là gì?

Học sinh tiểu học cũng nói được dân chủ là “dân làm chủ”. Nhưng nói cho rõ ràng, minh bạch, cụ thể (đo lường được, kiểm định được): thế nào là làm chủ thì nhiều “ông lớn” không nói nổi – do không rõ; hoặc không dám nói. Có người dịch bài Dân chủ là gì, rồi tung lên mạng cho mọi người tranh cãi liền bị xử là gián điệp, đi tù… Chúng ta còn mù mờ, hoang tưởng về dân chủ ở Việt Nam, nhưng thế giới thì quá hiểu. Đã có đánh giá nền dân chủ triệu lần của chúng ta.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2006/12/061211_democracy_index.shtml

21 Tháng 12 2006 – Cập nhật 20h59 GMT

Việt Nam xếp thứ 145 về dân chủ

Việt Nam xếp thứ 145 trong tổng số 167 quốc gia, và bị xem là thuộc dạng chính thể chuyên chế, trong một bảng xếp hạng mới về các nền dân chủ.

Chỉ số Dân chủ 2006 được thu thập và xếp loại bởi Economist Intelligence Unit (EIU), nhánh thông tin kinh doanh của tạp chí The Economist của Anh. Chỉ số Dân chủ (Democracy Index) được công bố trong ấn bản hàng năm của tạp chí Economist, The World in 2007.

Có hai hạng người có nghĩa vụ phải nói rõ trước toàn dân thế nào là dân chủ, vì dân đang nuôi họ ở mức cao hơn nhiều lần so với đời sống chung. Một là, đảng CSVN – nơi ban phát dân chủ cho toàn dân. Hai là, quốc hội – đại diện dân (chịu ơn ban phát của đảng).

Vậy xin quý vị đại biểu quốc hội khoá XII hãy thảo luận và đưa ra quan điểm – rồi trưng cầu ý dân, coi thử dân có cần cái dân chủ do đảng ban phát hay không. Một quốc hội có 90% đảng viên và quá bạn đầy tớ lọt vào liệu có bàn nổi dân chủ là gì, và có dám bàn?

Từ 1945 đến nay, đã có khoá quốc hội nào đề xuất việc “hỏi ý ông chủ” về những việc còn trọng đại hơn?

Đến quốc hội cả 11 khoá trước đây còn không lần nào dám hỏi đảng ta sử dụng bao nhiêu ngân quỹ do dân đóng góp, thì… dân đen nào dám hỏi? Đảng ta đã được “lịch sử trao sứ mạng” lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối, vĩnh viễn, thì cố nhiên quốc hội gồm 90% đảng viên phải răm rắp tuân đảng.

Dân đen hiểu khá đơn giản về dân chủ

Ví dụ, đã là chủ thì phải có quyền tối thượng, có đầy tớ hầu hạ (đứa nào có lỗi, cứ đuổi)… Nhưng 84 triệu ông chủ ở VN lại không được thế. Các ông chủ ở Việt nam phải có người “quản lý” (tức Nhà Nước) và hiện đang bị cái bộ máy quản lý này “hành là chính”. Nhà nước CHXHCNVN chưa tốt đẹp đến mức không cần phát động cuộc cải cách hành chính trong cả nước, ở mọi cấp, từ cả chục năm nay. Chưa đủ. Ông chủ ở Việt Nam buộc phải có người “lãnh đạo” mình. Nếu người quản lý của ông chủ đang cưỡi trên cổ ông ta, thì có lẽ người lãnh đạo phải ngồi lên đầu ông ta?

Nửa thế kỷ ngồi trên đầu dân mà đảng ta vẫn lúng túng về “phương thức ngồi” sao cho vững mà dân vẫn chịu đựng được. Hãy theo dõi hội nghị trung ương 5, mà trọng tâm là bàn về “phương thức lãnh đạo”. Bàn gì thì bàn, rốt cuộc, ông chủ cứ è cổ ra làm lụng để có tiền trả lương cao cho người lãnh đạo và người quản lý mình. Liệu quốc hội ta có nên gửi lời mời dân các nước xin nhập tịch Việt Nam để làm ông chủ?

Trong một thể chế tự nhận là dân chủ thì quyền làm chủ tối thượng của dân là quyền bầu chọn ra những người đại diện xứng đáng và trung thành của mình – mà ở cấp cao nhất là quốc hội (nghị viện). Dân chủ chân chính hay dân chủ giả hiệu rất dễ lộ diện nếu xét kỹ khâu này.

Ngay ở cấp cơ sở (phường, xã; ở đó người dân biết tỏng những người ứng cử) mà đảng ta vẫn lèo lái được kết quả bầu theo ý mình; thì bầu quốc hội (dân nói: “chẳng biết đứa nào thế nào) sẽ ra sao, rất dễ đoán trước. Cách thức bầu cử như vừa qua, chỉ có đảng ta mới đánh giá là thành công. Nào là đưa được vào danh sách ứng cử những người đảng đã chọn; nào là hạn chế đến tối thiểu số người tự ứng cử (và nhóm này trúng cử với tỷ lệ còn thấp hơn nữa); nào là đưa được trên 90% đảng viên vào danh sách để nắm chắc tỷ lệ trúng cử cũng như vậy; nào là đưa được “đầy tớ” ngồi lẫn với đại diện ông chủ ở tỷ lệ quá bán; với danh sách ứng cử vừa ý đảng thì yên tâm lùa dân đi bầu “càng đông, càng tốt”; nào là vẫn độc quyền kiểm phiếu…

Quan hệ chủ – tớ trong thể chế dân chủ

Dân đen quan niệm đơn giản: Chủ phải là chủ, tớ phải là tớ. Các vị đại diện chủ (quốc hội) chỉ có 2 việc chính: 1) Làm ra các luật thực thi quyền ông chủ, trong đó luật mẹ là hiến pháp; 2) Hạch sách đầy tớ khi họ vi phạm quyền ông chủ, hoặc khi họ lạm quyền.

Các quyền cụ thể của chủ là vô hạn, không thống kê nổi; nhưng chủ vẫn không được làm một số việc – vì các việc đó dẫn tới hậu quả có hại cho quyền của chủ. Như vậy, khi làm luật, quốc hội (nếu thật sự đại diện cho quyền dân) sẽ kê ra những điều dân không được làm; còn lại thì “cái gì không bị cấm, dân có quyền làm tất”.

Đầy tớ cũng có những quyền nhất định, số lượng quyền của họ không nhiều nên có thể kê ra được. Một trong những quyền của đầy tớ là hưởng lương cao hơn mặt bằng thu nhập chung của xã hội. Chung quy, quyền của
đầy tớ chỉ nhằm phục vụ tốt ông chủ, đảm bảo quyền của chủ. Còn lại, những điều đầy tớ không được phép làm thì… vô số, không thống kê nổi.

Ví dụ, quyền tự do báo chí ghi trong hiến pháp. Đây là quyền của từng người dân, không một tên đầy tớ nào được phép hiểu rằng chỉ cơ quan, tổ chức mới có quyền này. Từng người dân có thể viết báo thể hiện suy nghĩ của mình; cũng từng người dân có thể kinh doanh nghề báo… Luật báo chí do quốc hội làm ra tất nhiên có ghi những điều dân không được làm; còn lại “cứ làm tuốt”. Luật tự do cư trú cũng vậy. Nếu đầy tớ do năng lực kém cỏi vẫn muốn duy trì số hộ khẩu ít lâu nữa thì phải nhận thiếu sót về năng lực, phải khẩn khoản xin, chớ không phải là chủ “xin” tớ để được cư trú.

Đầy tớ phấn đấu vào cấp uỷ

Ở nước CHXHCNVN chúng ta, nguyên nhân phải tiến hành cải cách hành chính nói vắn tắt là “tớ đang hành hạ chủ, chủ đang sợ hãi tớ”. Đại diện của chủ ngồi trong quốc hội, thì đa số là đầy tớ trà trộn vào để chiếm quá bán. Tâm lý muôn đời của đầy tớ là lạm quyền, làm bậy những điều không được phép làm và cố hạn chế quyền chủ. Nếu chúng lọt quá đông đảo vào hàng ngũ đại diện chủ thì trách gì chúng chẳng lộng hành, lèo lái quốc hội và sợ đảng một phép.

Lẽ ra, đầy tớ phải lo trau dồi chuyên môn để hưởng lương cao do chủ trả. Ngày nay, do thực tế dạy bảo, đầy tớ có tâm lý phấn đấu vào cấp uỷ hơn là phấn đấu nghề nghiệp. Vào cấp uỷ là con đường nhanh chóng, ít tốn công, sớm hưởng lợi. Do vậy, có xô đẩy, có chạy chọt. Để phấn đấu vào được cấp uỷ là phải thuộc lòng và nói năng khéo léo về lý tưởng cao đẹp, hứa hẹn “toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân”… Địa vị lý tưởng là trở thành “lãnh đạo” ông chủ (ngồi trên đầu), hoặc được đặt vào vị trí “quản lý” ông chủ (cưỡi trên cổ), cũng tốt chán.

Cảm ơn ông bà, cha mẹ đã góp ý và sửa chữa bài.

Hiền Thảo, Đông Xuân và nhóm sinh viên

http://blog.360.yahoo.com/blog-PKUygVk8bqkNJVkSag_0mZ0gIg–?cq=1&p=420

Leave a Reply