Nhiều tỉnh đỗ tốt nghiệp xấp xỉ 100%
Những thương vụ bán tàu của Vinalines
Trong giai đoạn 2010 – 2011 và tại thời điểm tháng 5.2011, giá sắt vụn vào khoảng 9.000 – 9.500 đồng/kg. Theo đăng ký tàu biển, thì tổng trọng lượng rỗng của hai tàu VNL Saphire, VNL Dynamic vào khoảng 16.000 tấn. Như vậy, trị giá sắt vụn chỉ của hai con tàu này đã tương đương 144 – 150 tỉ đồng. Nếu cộng cả trọng lượng của con tàu Phú Tân (đã chìm), thì trị giá sắt vụn của cả ba con tàu phải là trên dưới 200 tỉ đồng.
Chỉ tính giá bán sắt vụn đã 200 tỉ mà chỉ bán với giá 112 tỉ. Bảo sao nước chả nghèo, dân chả khổ. Một thể chế không có ai giám sát, sai phạm không xử lý, là một thể chế hại dân hại nước
Dự án Đại học hiện đại nhất VN bị “đắp chiếu”
Theo quyết định đã được phê duyệt, dự án này được đầu tư từ 3 nguồn vốn: Ngân sách Nhà nước, vốn tự có của trường và các nguồn vốn huy động khác, nhưng lại không quy định rõ tỷ lệ đối với từng nguồn vốn. Vì vậy, công trình mới được thi công đến tầng 7 thì đã phải tạm dừng từ hơn 1 năm nay do thiếu vốn. Sự đình trệ kéo dài khiến công trình đang đứng trước nguy cơ xuống cấp, hư hại nghiêm trọng, kéo theo sự lãng phí lớn cho ngân sách nhà nước.
Sau hơn 1 năm ngừng thi công, hệ thống cốt thép, các cáp ứng lực đã bắt đầu hoen gỉ, nước ứ đọng dưới tầng ngầm, khiến chất lượng công trình bị ảnh hưởng nghiêm trọng…
Từ năm 2008, Thủ tướng đã giao bộ GD-ĐT phối hợp với các bộ: Tài chính, Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư xây dựng cơ chế huy động vốn ngoài ngân sách nhà nước và quyết định việc cho phép áp dụng cơ chế này đối với dự án, nhưng đến nay vẫn chưa có phương án nào được đưa ra…
Mỗi năm, bộ GD-ĐT chỉ phân bổ cho dự án này từ 30-40 tỷ đồng. Năm 2010, hợp đồng thi công đã hết hạn, dự án mới chỉ được đầu tư 350 tỷ đồng, tương đương 1/3 tổng mức đầu tư đã được điều chỉnh, nhưng Bộ GD-ĐT lại không cho ký gia hạn, khiến nhà thầu buộc phải tạm dừng thi công, đẩy chủ đầu tư là trường ĐH KTQD vào tình cảnh vi phạm Luật xây dựng và Luật đấu thầu.
Càng ngày càng càng thấy tiền đóng thuế của mình thành vô ích.