Bình quân khoảng 20 người dân nuôi một “cán bộ”, và rất nhiều các loại phí khoảng “19 loại phí” cho một gia đình thử hỏi có Không nghèo được không? không biết mối lo ngại về “cường hào mới” đã đến chưa để người dân lo “tẩm bổ” sức khỏe để chuẩn bị “chu đáo” cho việc mưu sinh trong điều kiện hoàn cảnh mất đất và tư liệu sản xuất cũng chảy mòn theo thời gian vào tay “cường hào mới” ngày nay chứ không phải ngày xưa?
Khoảng cách phân hóa giàu nghèo hiện nay đang là con số báo đông không chỉ ở thành thị mà ngay ở vùng nông thôn đã có không ít cẩm cảnh lại thời buổi “kéo cày thay trâu” về lại vùng quê nhưng có điều ruộng thời nay, trâu thời nay lại phải tìm kế mưu sinh khác vì đất hết trâu cũng chẳng còn?
Bài viết “Rùng mình xã có 500 cán bộ” trên báo Nông nghiệp Việt Nam,đúng là rùng mình thật! Xã Quảng Vinh (huyện Quảng Xương, tỉnh ThanhHóa) có 15 thôn, 2.000 hộ, 9.500 dân. Như vậy gần 20 người dân è lưng ranuôi một cán bộ. Mỗi gia đình phải gánh 19 loại phí. Không nghèo saođược! Làm gì để đóng 19 loại phí cho một gia đình?
Hiện nay hệ thống hành chính được thiết kế 4 cấp, trung ương, tỉnh, huyện vàxã. Xã là cấp cơ sở trong hệ thống hành chính, cấp cơ sở là cấp gần dânnhất,hiểu dân nhất,vì thế được phân câp giải quyết những việc bức xúchàng ngày đối với đời sống của dân và họ cũng cần có bộ máy và “trình độ” cán bộ để thực thi luật pháp đối với dân nhất không biết là nguồn kinh phí nào để chi lương cho cán bộ hành chính cấp xã mà một xã có tới 500 cán bộ hành chính như bài báo đề cập trên đây ” không biết có phải cán bộ hành chính sinh gia để “hành là chính không ? nhưng với
Trọng trách là vậy, tin cậy là vậy. Thế nhưng gầy đây qua phát hiện,phanh phui của báo chí về những chuyện bê bối của chính quyền cơ sở quảlà đáng lo ngại nếu thậm chí còn phải dùng đến từ đáng báo động hoặc một vài địa phương đã kéo dài tình trạng này quá lâu cần phải ở mức “báo động khẩn cấp”.
Điển hình như việc ăn chặn tiền tết của Chính phủ trợ cấp cho ngườinghèo, tiền hỗ trợ ngư dân đánh bắt xa bờ, theo điều tra được ví vonchua xót hột lúa củ khoai cõng gần bốn chục loại lệ phí. Nhiều lệ phí cực kỳ phi lý.Đó là ở vùng ven biển.
Còn chuyện ở Tỉnh miền Trung du cũng có những “động tác” ăn chặn tiền công quỹ nhà nước hỗ trợ cho Cựu chiến Binh, hay những hộ nghèo thậm chí còn cả chuyện “bỏ tiền ra để chạy được vào hộ nghèo” hay rồi cơ chế xin cho đã biến những mục tiêu hỗ trợ của nhà nước thành miếng bánh, mồi ngon của những ông quan cấp cơ sở ? Buồn không kể xiết cảm cảnh đói nghèo lại càng “nghèo đói ” Còn cán bộ cấp cơ sở không hiểu thu nhập từ đâu nhưng thời này hẳn không có ai là không có “nhà lầu xe hơi, một vài trang trai… thậm trí còn khách sạn, nhà hàng riêng ” Người dân chỉ biết hỏi “ông trời” sao ông không phân biệt được đúng sai mà bắt dân đen chúng con khổ quá thấy cảnh bất công mà đành chịu nhị nhục thưa ông !
Còn một chuyện cỏn con là ngay một xã nay thuộc thủ đô, dù không hề có kênh mương dẫn nước dânvẫn phải đóng thủy lợi phí; ai không đóng sẽ không được chứng giấy tờ.
Gần đây nhiều chính quyền cơ sở của nhiều địa phương lại “ưu ái” cấpsổ chứng nhận nghèo cho hộ giàu để họ được hưởng các chế độ trợ cấpgiành cho người nghèo, trong khi đó người nghèo thực sự cho thoát nghèođể đủ cái gọi là chỉ tiêu!?…
Lâu nay, từ cán bộ công chức bình thường đến lãnh đạo các cấp hầu nhưđều nói, cơ sở rất quan trọng, nó quyết định sự thành bại của sự nghiệpchung. Thế nhưng trong hành động và việc điều hành ở mọi cấp khônghiếm lối suy nghĩ và hành động chỉ lo tập trung phát triển phần ngọn.
Suy cho cùng cũng có cái lý của nó. Vì làm như vậy dễ thấy những kếtquả tức thời, thoả mãn ngay bệnh thành tích vì 1 hay 2 nhiệm kỳ rất ngắnvà thật ra đỡ tốn công sức, đầu tư suy nghĩ…
Một người dân xã Quảng Vinh, Quảng Xương, Thanh Hóa, nơi một xã có tới ngót nghét 500 cán bộ. Ảnh NNVN
Lối suy nghĩ và hành động này thường được biện minh là xuất phát từlợi ích chung, là vì bộ mặt Quốc gia… Tuy nhiên nếu xem xét thật côngtâm, tính toán trên phương diện lâu dài, tính bền vững của sự pháttriển, thì lối suy nghĩ và hành động trên không kém phần nguy hại. Nhữngbài học về nguy cơ mất ổn định chính trị ở một số vùng quê những nămtrước đây vẫn còn nhức nhối.
Công bằng mà nói, sau những sự kiện đáng tiếc đó thực hiện nghị quyếtcủa Đảng, Chính phủ ban hành Quy chế dân chủ cơ sơ và sau đấy nâng lênthành Pháp lệnh như thổi một luồn sinh khí mới dân chủ XHCN vào nôngthôn đang có nguy cơ vệ sự xuất hiện đâu đó vấn nạn “cương hào mới” như “giặc nội xâm”. Tuy nhiên do sự thiếu kiên trì, thiếu kiểm tra, chưathật thấm nhuần, kiên quyết và tổ chức triển khai mang tính phong trào,tình hình thực thi dân chủ cơ sở theo tinh thần của Pháp lệnh có phần”chùn xuống”.
Còn chuyện “buôn vua,bán chúa” đã nở rộ ngay tại cơ sở ? Ví như hiện tương “Ủy ban một nhà, chi bộ một họ” là hoàn toàn không hiếm có những “cán bộ Đảng, chính quyền cấp cơ sở kéo dài đến 03 nhiệm kỳ ” để rồi lớp kế vị toàn là người thân trong gia đình ,dòng họ kiểu “cha truyền con nối” thời @ hôm nay ?
Có thể nhận định nguyên nhân gây bất cập trong tổ chức và hoạt động của chínhquyền cơ sở cấp xã có thể khái quát ở các điểm:
Một là, HĐND cấp xãthực chất vẫn là cơ quan nặng về hình thức. Do trình độ học vấn nóichung ở nông thôn thấp, cho nên rất khó cho người có đủ năng lực làm đạibiểu. Trong khi đó số người có năng lực khá hơn, có học vấn lo làm kinhtế, không thiết tha tham gia chính quyền. Mặc dù là cơ quan quyền lựcNhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủcủa nhân dân nhưng HĐND trên thực tế vẫn không khẳng định được vị trícủa mình trong thực tiễn hoạt động.
Thứ hai, tính hình thức của các nghị quyết do HĐND xã thông qua cũngkhông tạo được cơ sở thực tiến đối với việc chấp hành của UBND. Khả năngkiểm soát của HĐND xã đối với hoạt động của UBND rất hạn chế. Chưa cómột cơ chế kiểm soát hữu hiệu, nhất là không có biện pháp thực hiện chếtài.
Thứ ba: Đội ngũ cán bộ cơ sở đông nhưng không mạnh, vừa thừa vừathiếu. Hầu hết cán bộ ở cơ sở chỉ được đào tạo cơ bản về chính trị chungchung, ít được đào tạo về nghiệp vụ quản lý hành chính nhà nước. Cán bộxã khá lúng túng trong triển khai hoạt động, thụ động , giải quyết côngviệc kém hiệu quả, nhiều khi không đúng luật pháp.
Ngoài ra, tình trạng vi phạm quyền làm chủ của nhân dân có thể nói làkhá phổ biến đáng báo động. Mặt khác, vẫn còn tình trạng giải quyếtcông việc tùy tiện, tham nhũng nhất là trong lĩnh vực đất đai, tìnhtrạng mất đoàn kết nhiều nơi còn kéo dài, có khi gay gắt không hiếmchuyện ủy ban một nhà, chi bộ một họ.
Để xóa bỏ được các bất cập trên rất cần có những giải pháp căncơ nâng cao năng lực của chính quyền cơ sở để cho nó đủ sức triển khaicác chủ trương chính sách trên địa bàn nông thôn.Mọi vấn đề vẫn không nằm ngoài chính sách “ba trong một” khâu tổ chức cán bộ từ cấp cơ sở đến cấp trung ương đều cần được thực hiện chính sách tuyển chọn công khai minh bạch tìm được người cán bộ có “tâm. có tầm” và phải công tâm vì dân phục vụ? Cụ thể
Thứ nhất, công khai minh bạch mọi hoạt động của chính quyềntrước nhân dân, có cơ chế bảo đảm để cho nhân dân tham gia thảo luận,quyết định và giám sát việc thực hiện các nhiệm vụ của địa phương.
Thứ hai, nâng cao năng lực giám sát của HĐND xã.có cơ chế giám sát thật hiệu quả,biện pháp chế tài nghiêm đủ sức răn đe.
Muốn vậy, đề nghị về cơ cấu đại biểu nên tính toán một tỷ lệ hợp lýtheo hướng mở rộng đại biểu ngoài Đảng, đại biểu là dân, bớt đại biểuquản lý nhà nước để HĐND thực hiện tốt hơn chức năng kiểm tra giám sát.
Thứ ba, triệt để tuân thủ Pháp lệnh dân chủ cơ sở trong mỗihoạt động của chính quyền cơ sở theo đúng quy định về “Dân biết, dânbàn, dân kiểm tra”
Thứ tư, có chính sách đãi ngộ thỏa đáng để thu hút được sinh viên được đào tạo bài bản tham gia chính quyền cơ sở.
Thứ năm, thi tuyển công khai, cạnh tranh vào làm công chứcxã, tiến đến thực hiện nghiêm túc quy định bỏ phiếu tín nhiệm các chứcdanh chủ chốt của xã.
Hội nghị Trung ương 5 khoá IX đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở. Nghị quyết về “đẩynhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn thời kỳ2001-2010” cũng nhấn mạnh phải “đặc biệt quan tâm xây dựng, đào tạo độingũ cán bộ đảng viên và củng cố các tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vữngmạnh, coi đây là nhân tố quan trọng bảo đảm sự thành công sự nghiệp côngnghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn”.
Trong lĩnh vực xây dựng chính quyền, nếu chỉ quan tâm đến đội ngũ cánbộ công chức ở Trung ương, tỉnh, huyện mà không quan tâm đến việc đàotạo bồi dưỡng, giáo dục đạo đức phẩm chất chính trị, chăm lo chế độchính sách cho đội ngũ cán bộ cơ sở phường xã thì sẽ không có một chínhquyền trong sạch vững mạnh.
Chăm lo chế độ chính sách thiết thực, minh bạch, không để tự tung tựtác, bổ chi phí vào đầu dân phải gánh chịu, như chuyện ở xã Quang Vinhthì chính quyền dù đông đến bao nhiêu cũng rất yếu, không ít những kẻ ănbám, ăn theo. Chính quyền cấp trên dù có tài giỏi đến đâu cũng khôngthể làm thay và lấp chỗ trống hụt hẫng này.
Vì vậy cuộc vận động “học tập và làm theo tấm gương Chủ Tịch Hồ Chí Minh cần được triển khai đồng bộ ngay tại cấp cơ sở những cán bộ của dân, gần dân và phải do dân bầu chọn công khai minh bạch chứ không phải như lời kể lại của những người dân ở một Đảng bộ, Chính quyền cấp Phường ở một tỉnh giáp Thủ Đô mà việc bầu, chọn đều do xếp đặt từ trước thậm chí ban chỉ đạo còn cử người ngồi hướng dẫn người dân “gạch bỏ ” người này bầu bán người kia theo chỉ đạo chung rồi? Muốn có thành công trong điều hành chính sách từ cơ sở đến trung ương đều cần thiết phải thực hiện “công khai minh bạch” theo tiêu chí và trách nhiệm đề ra.
Mai Phương TH
Theo Tamnhin