Những khẩu hiệu này được chép lại từ tạp chí Tiền Phong, cơ quan ngôn luận của Hội Văn hóa Cứu quốc (số 15, 16, 17 năm 1946).
Khẩu hiệu treo ở các chỗ công chúng qua lại
1 – Công chức là người giúp dân, không phải là quan.
2 – Vào công sở chớ khúm núm, sợ sệt, mà cũng không lấc cấc, ngạo nghễ. Mạnh dạn hỏi han: Đấy là quyền dân. Hỏi han cho lễ độ: Đấy là bổn phận của dân.
3 – Không gọi viên chức là quan. Không gọi viên chức trẻ là cụ. Không nên xưng mình là con cháu.
4 – Đem tiền hối lộ là làm điều bất chính.
5 – Phải tuân lời chỉ dẫn của các viên chức, phải tôn trọng các luật lệ hợp pháp.
6 – Không chịu để cho viên chức đối đãi khinh rẻ, mày tao hay bắt chầu chực quá đáng.
7 – Bị oan ức phải kêu, phải tranh đấu, không được nhẫn nhục, chịu im.
8 – Thấy người khác làm bậy, không tố cáo là tòng phạm. Tố cáo chính đáng là một bổn phận, không phải là một hành vi hèn hạ.
9 – Bổn phận của dân là phải năng xem cho hiểu biết luật lệ hiện hành.
Khẩu hiệu treo ở các phòng làm việc
1 – Phải trọng thì giờ của người khác, hỏi ngắn và mau.
2 – Đến và về đúng giờ là tự trọng.
3 – Tự kiểm soát mình là tự trọng. Coi việc sở như việc nhà là nghĩ tới nước.
4 – Làm việc là vì dân, vì nước, không phải vì đồng lương.
5 – Ăn hối lộ là ăn cắp.
6 – Không có quyền lấy vật liệu của sở về dùng vào việc riêng.
7 – Bổn phận viên chức là phải làm việc cho công chúng sốt sắng và nhanh chóng.
8 – Không xưng hô xách mé với người có việc.
9 – Nên giải trí bằng các hoạt động lao lực.
10 – Giải trí bằng cờ bạc, rượu thuốc, đĩ bợm không xứng đáng với người tự trọng.
11 – Được đi làm rồi không phải là cắt với sự học: Học để tiến.
12 – Nên luyện tập một nghề lao động.
13 – Bỏ thành kiến tự tôn nghề bàn giấy là nghề trí thức cao quý.
14 – Hàng ngày đọc báo.
Lâu nay, hiệu quả của bộ máy hành chính thường chỉ được đánh giá về phía các công chức. Nhưng ở đây, không kém phần quan trọng là phía người dân, những người dân biết tôn trọng pháp luật và có đủ khả năng thực hiện cả quyền lợi và nghĩa vụ của mình đối với bộ máy hành chính nhà nước.
Điều đó cũng có nghĩa là công cuộc cải cách hành chính còn phải bắt đầu từ ý nghĩa văn hóa của nó: Văn hóa chính trị. Và cốt lõi của cải cách hành chính không gì khác là nâng cao quyền làm chủ của người dân mà nói tóm lại là DÂN CHỦ.
Những khẩu hiệu này, nếu hôm nay được trưng lên ở các công sở, được trở thành tiêu chí đánh giá phẩm chất công chức thì vẫn không hề lạc hậu chút nào.
(Theo Lao Động, 29/12).
Hay quá! Cho copy cái này vào blog của Ly nhé! Cảm ơn trước!
hì, rất vui lòng chị ạ, em cũng đi copy mừ ^^, càng nhiều người copy cái này càng tốt :D, tiếc là chả ai để ý thì phải 😐
Bạn đang nghiên cứu để chuẩn bị thành công chức nhà nước à 😉
Mà cái này post được cả mấy năm rồi, tự nhiên nó lại mọc lên đây vầy?
Mình đính nó lên để bạn đọc đó bạn Ỉn ạ ;))
Ý bạn là giề?