Cao Xuân Hạo

nguồn:http://tuanvannguyen.blogspot.com/2007/10/cao-xun-ho.html

Xin giới thiệu đến các bạn một bài viết hay về nhà ngôn ngữ học Cao Xuân Hạo, mới từ trần cách đây vài hôm. Tôi đã đọc nhiều bài do đồng nghiệp hay cựu học trò viết về ông, nhưng bài này theo tôi là ấn tượng nhất.

Tôi đã đọc một cuốn sách viết về tiếng Việt của cụ CXH và rất thích. Theo tôi, sách ông viết đọc dễ hiểu (tức là không quá cầu kì hay làm dáng trí thức) với những ví dụ cụ thể về cấu trúc của tiếng Việt. Cái hay của ông là ứng dụng các phương pháp khoa học trong phân tích tiếng Việt. Tôi thấy ông là người chịu khó tìm tòi và đã có những phát hiện rất thú vị.

Tuy nhiên, một số quan điểm của ông tôi thấy khó đồng ý. Tôi nhớ hoài ông phân tích sự khác biệt giữa “ông ấy”, “chị ấy” (theo cách nói của người Bắc) và “ổng”, “chỉ” (theo cách nói của người Nam) rất thú vị. Ổng (tôi sử dụng từ này để nói về cụ CXH) làm một thí nghiệm đo lường thời gian phát âm và thấy cả hai cách nói … bằng nhau, nhưng tất nhiên cách nói của người Nam gọn hơn (chỉ dùng một chữ). Thực ra, đứng về mặt phương pháp học, thí nghiệm của ổng có vấn đề, và theo tôi, thì ổng chưa thể kết luận như thế được. Nhưng vẫn đáng khen cho một nhà ngôn ngữ học chịu khó tìm tòi làm thí nghiệm. Thật ra, nói chung các nghiên cứu về ngôn ngữ học ở VN, kể cả của ổng, còn rất thô sơ và sai lầm về phương pháp thí nghiệm, chứ không đi sâu như các nhà ngôn ngữ học nước ngoài. Có lẽ Nguyễn Đức Dân là người nghiên cứu ngôn ngữ học có tính khoa học cao hơn cụ CXH.

Dù sao đi nữa, cụ CXH là một trí thức nghiêm chỉnh (chứ không phải nhiều trí thức dỏm như ngày nay ở nước ta), và sự ra đi của ông để lại nhiều nuối tiếc trong nhiều người “yêu tiếng nước tôi” như kẻ viết trang blog này. Cầu mong hương hồn cụ CXH thanh thản tiêu diêu nơi miền cực lạc, không còn bận chuyện trần ai mà cụ từng trải qua.

NVT

===
http://www.diendan.org/nhung-con-nguoi/cao-xuan-hao-mot-tri-thuc-mot-than-phan/

Bài này đã được đăng trên NGƯỜI ĐẠI BIỂU NHÂN DÂN (số ra ngày 19-10-2007). Báo này hiện đang bị bộ 4T treo giò, không đươc đưa lên mạng. Diễn Đàn mạn phép đăng lại để bạn đọc trong nước và ngoai nước có thể tham khảo.

CAO XUÂN HẠO, MỘT TRÍ THỨC, MỘT THÂN PHẬN

Thế là nhà trí thức tài hoa ấy đã ra đi. Và lần này, nhà ngữ học bậc thầy ấy đã ra đi “một cách tuyệt đối”, không còn cách gì cứu vãn được nữa. “Bác chẳng ở dẫu van chẳng ở, tôi tuy thương lấy nhớ làm thương, tuổi già hạt lệ như sương…” Phải cố nghĩ đến câu thơ người xưa khóc bạn để mà gắng vơi đi nỗi đau đã được báo trước. Đành rằng, rồi cũng phải lấy nhớ làm thương, vì làm sao cưỡng lại được quy luật nghiệt ngã mà ai rồi chẳng phải đón nhận. Một trí thức như Cao Xuân Hạo thì cũng phải mỉm cười, nụ cười diễu cợt và thách thức, mà chấp nhận sự nghiệt ngã đó.

Đó là diễu cợt và thách thức thân phận của một người trí thức. Trí thức theo cách nói của J.-P. Sartre, là người ý thức được sự xung đột xảy ra trong lòng họ và trong lòng xã hội giữa việc đi tìm sự thật qua thực tiễn hành động và hệ ý thức… là người xớ rớ vào những chuyện không liên quan đến họ. Chuyện không phải của họ mà họ thấy là của họ. Cái thấy đó làm họ trở thành trí thức. Mà cũng vì thế, theo K. Marx, người trí thức là người “phê bình không nhân nhượng về những gì đang hiện hữu, không nhân nhượng với nghĩa rằng họ không thụt lùi dù trước kết luận của chính mình…”.*

Là tôi tưởng tượng ra nụ cười thường ngày của Hạo vào phút giây nghiệt ngã anh nắm chặt tay tôi, khi chính tôi đang run lên nghẹn ngào trước sự thật sẽ phải đón nhận đó. Anh đã ra đi thật rồi, khoảng trống vắng nhà ngữ học lớn ấy để lại không biết rồi đây sẽ ai sẽ khỏa lấp, măc dù anh tự cho mình chỉ là “người trần tục tầm thường”.

Tự nhận mình là người trần tục, để không thể nào chấp nhận những ai đó “lấy làm thỏa mãn với dăm bảy thí dụ chợt nghĩ ra trong vài giây, vào những khoảnh khắc xuất thần của thiên tài. Nhà trí thức tài năng ấy đã quyết dành “hàng buổi, hàng tuần, hàng tháng, hàng năm nếu cần, lần giở từng trang từ điển hòng kiểm tra lại những phát hiện sáng chói mà các bậc thiên tài đã thực hiện, và hễ có cơ may thì tự mình tìm ra những quy tắc khác ít mang dấu ấn của thiên tài, nhưng lại vượt qua được sự thử thách của một quá trình kiểm nghiệm kỳ khu, để lần mò tới những sự thật có thật trong tiếng Việt chứ không phải trong tiếng Pháp hay tiếng Nga”.**

Và thực sự là anh đã tạo ra “cơ may” ấy bằng cách góp phần quan trọng vào việc làm nên một diện mạo của Việt ngữ học từ khi có nền đại học Việt Nam. Nhưng xin hãy để chuyện này cho các nhà ngữ học, đồng nghiệp của Anh, bình luận thẩm định về Anh, là người ngoại đạo của chuyên ngành này, tôi chỉ xin khóc bạn về đôi điều cảm nhận về bản lĩnh của người trí thức và cũng do đó mà phải gánh chịu một thân phận nghiệt ngã của người trí thức, người tôi yêu mến và kính trọng.

Con người ấy, như anh đã tự kể về mình : “ Cách đây gần bốn mươi năm, một người bạn học cũ, khi thấy tôi ngồi mỗi ngày mười tiếng trong Thư viện Khoa học ở phố Lý Thường Kiệt để đọc cho bằng hết các sách ngôn ngữ học, tri thức luận và logích học trong đó, có khuyên tôi thôi làm cái chuyện dã tràng xe cát ấy đi, vì nếu muốn giỏi bằng một anh phó tiến sĩ của Nga, một người Việt Nam tự học phải thông minh gấp ba và đọc gấp mười mới được. Lòng tràn đầy tự ái, tôi đáp : ‘Sao anh biết tôi không thông minh gấp ba và sẽ đọc nhiều gấp mười nó’”.** Cao Xuân Hạo kể để tự phê phán mình, nhưng qua đó, có thể hiểu ra được ngọn nguồn tài năng của thân phận nghiệt ngã mà người trí thức tài hoa ấy đã phải gánh chịu. Tự giam mình mỗi ngày mười tiếng như vậy trong suốt mười lăm năm anh bị một án kỷ luật để không được đứng lớp giảng dạy, chỉ được “làm tư liệu” để

Leave a Reply