Tác phẩm của nhà văn Sơn Tùng viết về thời thơ ấu của Bác Hồ cho tới khi người lên tàu ra đi. Đầu tiên xin kể là trong đám bạn của tôi có tới 3 người có quyển sách này: chị Ngọc, Hưng, và Hà – một kỉ lục hiếm thấy vì ngoài cuốn “Búp sen xanh” này chưa có cuốn nào mà quá 3 người bạn của tôi cùng có (hehe, có sách giáo khoa mà).
Đọc cũng nhanh, không liên tục mà chỉ trong một ngày đã xong, vì chỉ có gần 400 trang thôi. Đọc xong thấy hiểu biết thêm nhiều, cũng cảm động nhiều (dù không thể cảm động bằng khi đọc Tuổi thơ dữ dội – Phùng Quán). Và thấy rằng tuổi trẻ bây giờ thiếu một thứ quan trọng: đó chính là “lý tưởng”. Có ai đó từng nói rằng “có một thứ còn quan trọng hơn tiền bạc, quan trọng hơn cả điều kiện làm việc, sự đãi ngộ, đó chính là lẽ sống, lý tưởng sống”. Tuổi trẻ hôm nay trong một xã hội “quá độ” nhộn nhạo, hoang mang và mất phương hướng. Thử hỏi xem có bao nhiêu người còn tin vào cái gọi là “chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản”, các bạn thế nào tôi chưa rõ chứ tôi không tin một tí ti nào cả, làm gì có cái cảnh gọi là “làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu”, cái thằng cụt chân cụt tay nó làm gì có năng lực gì nhưng nhu cầu của nó là vô hạn, ai phục vụ nó đây ? Bạn nhé ? haha, không đời nào phải không. Lại còn cái cảnh “của cải như không khí, đạo đức như thánh hiền”, vớ vẩn hết sức, lố bịch.
Ấy chết, lạc đề xa quá, đang viết về cảm tưởng sau khi đọc Búp sen xanh kia mà. Và sau khi đọc xong, gấp sách lại tôi suy nghĩ câu của cố thủ tưởng Phạm Văn Đồng viết về Búp sen xanh: “tiểu thuyết và lịch sử có thể gặp nhau không?” Đọc xong ta hiểu thêm được về tuổi thơ của một con người vĩ đại: HỒ CHÍ MINH. Tổ quốc ơi, con yêu người mãi mãi.
Chúc các bạn sớm được đọc BÚP SEN XANH (cũng như TUỔI THƠ DỮ DỘI).