“quần áo SIDA”

Từ bé đến giờ vẫn nghe “quần áo SIDA”, mẹ mua về thì biết mặc, nhớn hơn chút thì tự đi mua đồ, cho đến khi ra khỏi nhà, không ai mua đồ cho nữa thì mới thấu hiểu giá trị của “quần áo SIDA”. Từ “SIDA” thì không phải là chưa lần nào tôi chưa thắc mắc. Tôi cũng nghe vài giai thoại về nó. VD như, vì ngày trước người ta dị nghị SIDA nên nếu mặc đồ cũ họ sẽ trêu rằng: “không sợ SIDA” à. Ở Vancouver cũng có một chỗ “quần áo SIDA” cũng chỉ 1, 2$ một cái áo, quần, đắt lắm là 5$, thường thì tòan hàng chẳng biết từ thế kỉ nào nhưng đôi lúc cũng có vài cái ổn ổn. Có lẽ nếu rảnh cũng phải đi bới “hàng SIDA” thôi.

Còn dưới đây có lẽ là Sự Tích thật của quần áo SIDA


AIDS là căn bệnh thế kỷ nguy hiểm nhất thế giới, hiện nay vẫn chưa có một loại thuốc nào có thể chữa khỏi, đẩy lùi được thảm họa này. Như thời xưa, căn bệnh này trong một thời gian dài vẫn được người dân chúng ta gọi chung là SIDA, dễ đọc, dễ hiểu và dễ nhớ. Tại sao lại có 2 cách đọc như vậy, nhìn thoáng qua thì giống như là thứ tự các chữ cái chỉ đảo lộn mà thôi? SIDA là viết tắt theo tiếng Pháp, còn AIDS (cách gọi phổ biến hiện nay) viết tắt theo tiếng Anh, nghĩa là suy giảm hệ thống miễn dịch. Thế mà tại sao, thứ quần áo second-hand lại được gọi là quần áo SIDA? Hóa ra chúng ta mặc quần áo của người mắc bệnh ấy, hay là cái gì đó liên quan đến SIDA? Dù ai cũng hiểu SIDA chỉ là một cách gọi, thấy dân tình gọi thế ta cũng gọi vậy, dù ko hiểu lí do.

Thật ra SIDA là tên viết tắt của một tổ chức quốc tế mà từ nửa sau những năm 80, những năm mới mở cửa cho nền kinh tế thị trường đã dành phần lớn số tiền của họ (khoảng 60%) để viện trợ cho chúng ta. Thời đó, tổ chức SIDA ko có nhiều tiền. Để có tiền tài trợ cho một nước đói nghèo như Việt Nam, họ phải tìm nhiều nguồn kinh phí. Một trong những sáng kiến được đề ra. Sáng sáng, họ đặt những chiếc thùng to màu vàng trước mỗi khu phố đông dân. Người dân sẽ thu nhặt những bộ quần áo mà họ ko thích, ko còn mặc đến đặt vào trong thùng. Cuối ngày, các thành viên của SIDA sẽ gom góp lại. Đồ bẩn thì tẩy rửa, giặt giũ; đồ hư hỏng thì sửa chữa. Sau đó, số quần áo sẽ được đóng thùng (cũng là một cách gọi khác của đồ SIDA – hàng thùng) và được gửi sang Việt Nam, bán với giá rất rẻ (rẻ mạt) trên danh nghĩa SIDA để tổ chức SIDA có thể tồn tại, tiếp tục thu nhặt quần áo cũ gửi về Việt Nam. Vì vậy mà tên gọi quần áo SIDA ra đời.

Ngày nay, ta ko còn phải nhận viện trợ từ tổ chức SIDA nữa, nhưng cách gọi đồ SIDA đã ăn sâu trong tiềm thức của mỗi người dân Việt Nam, điển hình là chị em phụ nữ chúng mình vẫn quen gọi như thía với đống quần áo bán sỉ rẻ như bán buôn Image. Hay cách gọi SIDA cũng là một cách cảm ơn những gì mà tổ chức SIDA đã mang lại, dù ko nhiều nhưng đó cũng là tấm lòng của những trái tim nhân hậu dành cho người Việt Nam.

Kết: cái đoạn tấm lòng nhân ái trên là cảm nghĩ riêng của người viết trong lúc đang update PP, ko liên quan gì đến sự tích áo SIDA hết. Hehe.

Hiện nay, SIDA (The Swedish Agency for International Development Cooperation) vẫn tiếp tục hoạt động với trụ sở chính ở Thụy Sỹ và có trụ sở ở 50 quốc gia trên thế giới, viện trợ cho hơn 150 nước đói nghèo thông qua đại sứ quán ở mỗi quốc gia. Công việc chính vẫn là viện trợ cho các nước nghèo, hay cụ thể hơn là người nghèo trên toàn thế giới. Và ko liên quan gì đến căn bệnh hệ thống suy giảm miễn dịch của cơ thể đâu nhá.

Source: venonet.com

copy từ: http://my.opera.com/Aivoxora/blog/show.dml/605333#comments

1 thought on ““quần áo SIDA””

Leave a Reply