Vài suy nghĩ cùng bạn Đoài Trần.

“Đôi khi chúng ta chỉ biết một nửa sự thật” nên Thái đưa ra 1 nửa sự thật bịa đặt cho fair à?
Bằng chứng tội ác của Cộng Sản thì không thấy đâu, nhưng bằng chứng tội ác giết người của Nguyễn Ngọc Loan thì hoàn toàn rõ ràng khi xử tử 1 người không có vũ khí, đang bị trói bắt làm tù binh. Thái độ của nhân dân Mỹ và thế giới họ rất văn minh, nên họ phản ứng dữ dội như vậy, chứ Cộng Sản lúc đó còn lo chạy thoát thân, có được nhồi sọ phương Tây đâu?
Chưa kể đến bài báo trên ongvove do người phe kia viết, giá trị có khác gì bài báo do bên này viết? Còn chưa kể giọng văn còn điêu toa gấp 10 lần Cộng Sản khi nói về cùng 1 sự việc?
Mượn lời Matsui bên LH gửi lại đây:
“Máy anh phóng viên này chỉ còn một kiểu phim hay sao mà lính VNCH không nhân thể dẫn anh (và vô số bạn anh luôn bám càng cùng quân VNCH khi đó) đi chụp ảnh hết mấy “bằng chứng tội ác cộng sản” nhỉ, cộng sản chạy hết rồi sao mà xóa bằng chứng được, tha hồ mà đập vào mồm bọn phản chiến , để bây giờ đỡ phải mỏi tay gõ ra đống văn tả cảnh kia ”
Link này Thái cũng đã gửi trên LH, và sau khi có rất nhiều phản biện thì T im lặng, không phản hồi?
Lịch sử khác chính trị. Chính trị có thể nói láo, viết văn cho diễn cảm. Còn Lịch Sử thì phải chính xác, trung dung. Nếu đã không chính xác, trung dung, đừng nói về Lịch Sử!
Mình cho rằng nhiều chuyện Thái khá cực đoan, và thiếu cái nhìn khách quan!

Trên đây là ý kiến của bạn Đoài Trần ở bài trước
Thực sự thì tớ cũng không có nhiều thời gian để đánh đu với các bạn linkhay, lý luận cũng có hạn, he he. Tuy nhiên, cậu nói tớ “đưa một nửa sự thật bịa đặt”, thì chưa chắc đã đúng, vì không có gì chứng minh là lời kể của bên kia là bịa đặt.
Về chuyện một nửa sự thật, thì cảm hứng từ đoạn này:

Adams đã đoạt giải thưởng Pulitzer nhờ tấm ảnh này vào năm 1969, nhưng nó cũng ám ảnh ông suốt cuộc đời còn lại, đến mức ông đã không dám treo nó trong phòng ảnh của ông[8]. Năm 1998 Adams phát biểu trên tạp chí Time:
Viên tướng giết người tù binh Việt Cộng bằng súng, tôi giết ông ta bằng máy ảnh. Đến nay, những bức ảnh vẫn là vũ khí quyền lực nhất trên thế giới. Mọi người tin chúng; nhưng những bức ảnh cũng có thế nói sai, mặc dù không hề phóng đại. Chúng chỉ là một nửa sự thật.
Điều mà bức ảnh không nói là “Bạn sẽ làm gì nếu bạn là vị tướng đó, vào thời điểm đó, ở đó trong một ngày chiến tranh nóng bỏng và bạn tóm được một gã bị coi là xấu xa sau khi anh ta làm banh xác một, hai hoặc ba người Mỹ?” [17]
Ông loại bức ảnh “sự thật một nửa” từng gây ngộ nhận tai hại này khỏi bộ sưu tập 500 bức ảnh của ông dù nó từng đoạt giải và công nhận bức ảnh đã không nói lên hết được sự thật, như ông nói ở trên “Hình ảnh chỉ là một nửa sự thật.” (They are only half-truths)[18]

wiki
Đoài nói lịch sử phải chính xác, trung dung, nhưng rất tiếc là đời không như ta mơ, khi mà lịch sử ảnh hưởng tới quyền lợi, địa vị, thì người ta không cần nó chính xác, trung dung. Những tấm gương về Lê Văn Tám, Võ Thị Sáu … làm tớ không còn tin được lịch sử được viết bởi những người “cơm sườn”. Hiện tớ đang đọc lại Tiếu ngạo giang hồ, trong truyện này có một chi tiết rất thức thời, đó là bọn phe ngũ nhạc kiếm phái, mồm luôn miệng kêu gào mình là chính phái, mắng mỏ Minh giáo là tà phái, ma giáo, rồi cứ nhất quyết chính phái là sẽ làm việc thiện việc tốt, những việc xấu xa bỉ ổi thì toàn do ma giáo làm, cứ một mực “chính phái làm việc tốt, làm vịêc tốt là chính phái làm, còn tà giáo làm việc xấu, việc xấu do tà giáo làm hết, chẳng may tà giáo có làm việc tốt thì đó cũng là mưu kế lừa gạt”, ha ha, nó cũng giống như cái việc cứ đinh ninh “đảng viên là người tốt, đã là đảng viên chắc chắn là người tốt, gương mẫu, chính trực, đảng là đúng, đảng luôn đúng, đảng làm gì cũng đúng”. Ngày xưa mình cũng luôn đinh ninh như thế, nhưng giờ đỡ nhiều rồi, cám ơn Internet nhiều nhé, hehe.
Đoài đọc bài này nhé, Tôi yêu đất nước tôi, cái đoạn

“‘Em còn nhớ con Thu Anh?” Ai mà không nhớ, hoa khôi Trưng Vương, niềm yêu thầm nhớ trộm của cả nhóm học sinh Petrus Ký lẫn Chu Văn An. Chúng tôi cứ nghĩ là ông nhạc sĩ nào đặt bài “Trưng Vương Khung Cửa Mùa Thu” là để dành riêng cho nàng. “Con bé đi thăm chồng đóng quân ở Pleiku, khi về, xe bị trúng mìn, nó cũng chết rồi em ạ”.

làm tớ nhớ tới một cuốn hồi ký của một ông bạn từng dạy học vài năm với Trịnh Công Sơn, “Về một quãng đời của Trịnh Công Sơn” của Nguyễn Thanh Ty, Đoài đọc rồi sẽ thấy, mặt trân dân tộc giải phóng miền Nam hồi xưa, không khác gì các “phiến quân”, “khủng bố” mà bây giờ ta hay xem trên thời sự mỗi tối. Dùng mục đích để biện hộ cho cách làm, dù sao tớ cũng không ưng, tuy nhiên cũng phải chấp nhận, là mình khi đó mình cũng sao có cách nào khác đâu. Nhưng điều quan trọng nhất tớ thấy cần, là sự tôn trọng và nhìn lại lịch sử một cách trung thực thẳng thắn, chính quyền hiện tại chưa dám làm điều này, cải cách ruộng đất, nhân văn giai phẩm, vụ án xét lại … tất cả đều vẫn là “vùng tối”.
Về chuyện huyền thoại Võ Thị Sáu, thì không biết Đoài đã đọc cuốn này chưa, rất nên đọc: Phùng Quán – Tôi Đã Trở Thành Nhà Văn Như Thế Nào

4 thoughts on “Vài suy nghĩ cùng bạn Đoài Trần.”

  1. Nói thật là thế này, nhìn góc độ nào cũng phải luôn đặt câu hỏi. Kể cả bây giờ mày đọc những cái mới, nó phản lại những cái cũ, rằng đã có nhiều dối gian. Nhưng ít nhất, những điều đã học cũng có ít nhất 1 nửa là sự thật, là xương máu của quá khứ. Lời của lề trái, chưa chắc đã đúng được hơn 1 nửa. Như ông Bùi Tín, ngày xưa là nạn nhân, qua bao nhiêu năm tị nạn, ổng trở nên cay cú, nên lời nói của ổng cũng chưa chắc đã đúng đâu. Đọc hết, ghi nhận vào, và ghép lại để có một bức tranh nó chuẩn nhất.
    Tiếp nữa, phiến quân khác với khủng bố.
    Tiếp cái cuối, từ hồi ông cụ già đi, mọi thứ nó đúng là đi xuống nhiều. Nếu đi được đúng con đường ông cụ vạch ra, chắc ta đã có một VN khác hơn.

    Reply
  2. ———-
    Tiếp cái cuối, từ hồi ông cụ già đi, mọi thứ nó đúng là đi xuống nhiều. Nếu đi được đúng con đường ông cụ vạch ra, chắc ta đã có một VN khác hơn.
    ——————-
    hahahahahahahahahahahahahahahahaha tôi buồn cười nhất là cái câu này:
    Tôi không biết cái ông cụ phải gió dịch vật nào đã vạch ra cho dân tộc vn một con đường đi để rồi từ năm 1975 cho đến năm 1986 sau khi dân tộc vn từ chỗ ăn rau muốn, rồi sau đó củ sắn củ mì, rồi tiếp theo nữa là bo bo để rồi cuối cùng đại hội đảng (1986) cái chế độ mà cụ dựng lên chỉ còn lại cái vỏ bọc (ta cũng có thể coi đây như một cuộc đảo chánh không tiếng súng mà đám con cháu của cụ lật đổ ngay chính cái chế độ mà cụ xây dựng lên).
    Thật chất là vậy: cái chế độ ấy sụp đổ cũng gần 30 năm rồi. Và mặc dù mọi thứ có thật, nhưng ít ra người dân vn ngày nay vẫn ấm no xung túc hơn cái thời mà chế độ của cụ còn cai trị, mặc dù ngày nay ta thấy xã hội bất công, độc tài thật (điển hình như vụ đoàn văn vương hải phòng) nhưng ít ra cái xã hội ngày nay (sau khi cái chế độ mà cụ dựng lên sụp đổ) vẫn công bằng hơn bắt triều tiên nhiều (bắt triều vẫn di trì cái chế độ, đường lối mà các cụ vạch ra).

    Reply
  3. —————–
    Nhưng ít nhất, những điều đã học cũng có ít nhất 1 nửa là sự thật, là xương máu của quá khứ. Lời của lề trái, chưa chắc đã đúng được hơn 1 nửa. Như ông Bùi Tín, ngày xưa là nạn nhân, qua bao nhiêu năm tị nạn, ổng trở nên cay cú, nên lời nói của ổng cũng chưa chắc đã đúng đâu. Đọc hết, ghi nhận vào, và ghép lại để có một bức tranh nó chuẩn nhất.
    —————-
    o u ôi!!!!! người viết làm toán cộng chưa rành ( tự xem lại cái vụ một nửa, nhiều hơn một nửa rồi ít hơn một nửa).
    nCho là người viết biết làm toán cộng và cộng đúng đi, tuy nhiên những cái đã học có thật sự tin được không vì nó nổ còn hơn cả film chưởng ấy.
    Tác giả comment này cần nên đọc bùi tín nhiều hơn nữa và cần sống thực tế hơn nữa để biết cái nào đúng cái nào sai.
    Hầu hết những cái comment trên đây chỉ kêu người ta đọc tới đọc lui rồi ghép đi ghép lại nhưng quên dựa vào thực tế một thứ chiếm hơn 30% nguyên tố cấu thành nên sự thật.
    Đển hình là tôi chứng minh ngày này 99% dân việt nam không thích cái chế độ mà ông cụ vạch lối vẽ đường:.
    Không tin thì người chủ cái comment này đi họi hết dân chúng quanh khu vực mình sống xem có ai thích quay lại thời bao cấp không, thậm chí ngay cả những đảng viên đảng cs (thành phần hóa học cấu tạo nên cái lớp vỏ cs còn sót lại) họ cũng sẽ trả lời một chữ ngắn gọn, mà thậm chí ngay cả họ lại là những người ghét bao cấp (cái chế độ mà ông cụ vạch đường) hơn cả những người dân bình thường khác.
    chủ comment chiệu khó bước ra cửa để nhìn vào thực tế một chút nhé, đọc sách báo và ngồi gần màn hình máy tính hoài không tốt cho mắt đâu (nói theo nghĩa bóng lẫn nghĩa đen).

    Reply
  4. Loanh quanh mãi mới có thời gian trao đổi tiếp được với Thái:
    – Có những sự kiện lịch sử được xào nấu không đúng với thực tế. Vụ “Lê Văn Tám” là một ví dụ như thế. Nhưng tớ muốn đưa thêm 3 ví dụ:
    VD1: Sự kiện Vịnh Bắc Bộ
    Khi học ở cấp 2 đến bài nói về sự kiện này, ý nghĩ đầu tiên lóe lên trong đầu tớ là: “Biết đâu tàu của ta bắn nó thật thì sao?” Từ bấy cho đến năm 2008, tớ vẫn nhớ như in vẻ mặt, lời nói, cử chỉ của ông thầy dạy lịch sử hôm đó, và vẫn tự hỏi: Nhỡ mình bắn nó thật thì sao?
    Nhưng sự thật đã được chính phía bên kia chứng minh:
    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2008/01/080108_tonkin_incident.shtml
    Cho đến lúc đó, tớ mới thôi nghi ngờ.
    VD2: Sự kiện Nguyễn Tuân là phi công đầu tiên bắn rơi B52.
    Hiện tại trên mạng có rất nhiều nguồn tin nói rằng Nguyễn Tuân ko phải là người đầu tiên bắn rơi B52, mà là 1 phi công khác, đã tử nạn, Vũ Xuân Thiều, người đã lái máy bay đâm thẳng vào B52. Cũng có nguồn tin cho rằng người đầu tiên bắn hạ B52 là Vũ Đình Rạng.Tuy nhiên ko hề có bằng chứng nào chứng tỏ VX Thiều và VĐ Rạng là người đầu tiên bắn B52 cả.
    VD3: Mới xảy ra cách đây hơn 1 năm. Đọc lần lượt 2 link này sẽ hiểu:
    http://www.tienphong.vn/the-gioi/536655/Tong-thong-My-nin-tho-theo-doi-vu-dot-kich-tieu-diet-Bin-Laden-tpod.html
    http://nld.com.vn/20111107051326514p0c1006/20-phut-truoc-khi-tieu-diet-bin-laden-tt-obama-choi-golf.htm
    Nói dài nói dai, nhưng tóm lại thế này:
    Khi nói về những sự kiện lịch sử, cái chúng ta cần là những thông tin khách quan, trung thực (dù nhiều thông tin đã bị làm sai lệch). Và chúng ta phải có thái độ biết nghi ngờ đối với những thông tin trái chiều. Việc Thái tin vào những sự kiện do chính quyền hiện tại cung cấp, chứng tỏ Thái quá ngây thơ. Nhưng sau đó Thái lại tin vào những thông tin hoàn toàn trái ngược có nguồn khác, thì Thái còn ngây thơ hơn trước :))
    Việc tớ “vu” cho Thái là “tin” (như từ ngữ tớ dùng ở trên) có nguyên do Thái gửi 1 link mà nội dung của nó hoàn toàn không đáng tin cậy do có quá nhiều cảm xúc, gửi đi gửi lại nhiều lần (trên LH, rồi blog cá nhân).
    Tớ nghĩ Thái nên trích dẫn wiki (http://vi.wikipedia.org/wiki/Saigon_Execution) thì sẽ cực kỳ hợp lý.
    Vấn đề ở đây không phải là lịch sử đã bị xuyên tạc như thế nào, ai đúng, ai sai mà là thái độ của Thái, lòng tin của Thái, và dẫn chứng cực kỳ có vấn đề. Vậy thôi. 🙂

    Reply

Leave a Reply