Sưu tầm: Dư luận, công bằng, đời nghệ sỹ

bài này mình copy từ blog của anh Nguyễn Đình Nam: http://360.yahoo.com/profile-iNyoKG0_equRM8kkYG.5Bg–?cq=1
Bài này đăng ở blog của Hồng Giang, Giang sinh năm 82, hiện đang học Masters ngành tâm lý học ở Bochum, Đức. Hồng Giang cấp 3 học chuyên Toán Tin Tổng Hợp, tính cách vừa nghệ sỹ vừa khoa học, là một người mà tôi rất nể.
Các bạn có thể xem bản gốc ở đây
http://blog.360.yahoo.com/blog-zetVLTYzfqnqgq_GeR1BYA–?cq=1&p=322
Bài này tôi tương đối tán đồng nên đăng lại nguyên văn vào 1 entry để mọi người theo dõi cho tiện

Dư luận, công bằng, đời nghệ sỹ … (Phần 1)

Mọi người có cảm xúc, viết, mình cũng có suy nghĩ, cũng viết. Đây là bài viết lan man, tản mạn, có gì nảy ra trong đầu thì viết luôn cái đó . Trước hết xin chúc mừng VN với vị thế mới trên trường thế giới . Và sau đó xin bày tỏ đôi dòng lo lắng về tình hình bão lụt tại quê hương . Tuy nhiên trọng tâm bài viết đáng tiếc vẫn là 1 việc thực ra ko quan trọng lắm, mà thu hút dư luận (gồm cả mình) nhiều đến thế.

Vì tự dưng nảy ra bao nhiêu suy nghĩ trong đầu nên bài viết khá dài, mình chia thành nhiều entries khác nhau.

  1. Dư luận

Dư luận thì là số đông, hay là đám đông. Đám đông thì bao giờ cũng thiếu thông tin, bao giờ cũng bị các hiệu ứng tâm lý đám đông làm cho cảm xúc trở thành cực đoan, quá khích. Lúc thì là một đám đông giận dữ, lúc thì là một đám đông ngợi ca, lúc thì là 1 đám đông lo lắng hay đau khổ… Mình cũng là một phần tử trong đám đông, và cũng đang bị hiệu ứng lan truyền làm cho có cảm xúc lo lắng, bực bội hoặc giận dữ về những thông tin sốt dẻo vừa qua. Dư luận luôn bị một vài cá nhân nào đó nổi lên lãnh đạo, định hướng. Có thể cá nhân định hướng thông tin, có thể cá nhân định hướng hành động, có thể cá nhân định hướng cảm xúc. Trong trường hợp scandal VA vừa rồi, các cá nhân định hướng chính là các tác giả của những bài báo ủng hộ bênh vực hay mắng mỏ, là các blogger có những bài viết với nhiều thông tin mà nhiều người ko biết về các nhân vật chính… Mình có cùng suy nghĩ với những người bênh vực VA và vì thế bị lây lan cái cảm xúc thương tâm phẫn nộ và bực tức trước những bài viết miệt thị cô VA.

2. Công bằng

Câu hỏi là dư luận có công bằng ko? Mà thế nào là công bằng? Hãy xét xem dư luận cảm thấy ra sao và phản ứng thế nào.

1 phần dư luận thương cảm, bênh vực, lo lắng cho số phận và tương lai nghề nghiệp của VA. So với cô ca sỹ HN cách đây ko lâu, rõ ràng dư luận ko công bằng lắm. Cô HN bị lộ ảnh khỏa thân do bạn trai chụp. VA bị lộ phim tự quay với bạn trai. HN bị dư luận gần như đồng thuận lên tiếng nhiếc móc, chê bai, bực bội. Nhưng mà sau scandal số sô diễn của HN lại tăng lên, cát sê cao lên. Tất nhiên là tuy tò mò xem cô ta hát ra sao, có thể đoán được là phần lớn người đi coi đều coi HN là 1 người phụ nữ hư hỏng, nhân cách tầm thường. Thầy giáo dạy hát 1 thời của cô ta còn viết bài trên báo phê phán cô học trò ngày nào. Còn VA thì sao? Những phản ứng nhiếc móc, chê bai, bực bội của dư luận cũng có, nhưng mà chỉ là 1 phần. Phần còn lại bênh vực, che chở và mong cô có thể chịu đựng scandal này mà sau này tiếp tục sự nghiệp. HN ko có được một lượng đông đảo khán giả bày tỏ thiện cảm như thế. Rõ ràng trong 2 trường hợp này, dư luận đã ưu ái VA nhiều hơn. Có thể vì nhiều lý do, nhưng có lẽ dư luận trong 2 năm đã thay đổi chút ít, và cũng có thể VA có gương mặt dễ thiện cảm hơn HN :D.

3. Lên án hay ngợi ca? Đãi môi, giả dối hay…

Dư luận tất nhiên ko công bằng, rất ko công bằng vì dư luận còn bị thiếu thông tin, bị mù thông tin về nhiều người nổi tiếng trong những lĩnh vực khác, kể cả chính trị, kinh tế, xã hội… Nếu biết giám đốc công ty X rất thành đạt, rất giàu, rất thế lực là người có nhân cách rất … khó đánh giá – nghĩa là một mặt nào đó cũng tốt như mặt tốt của các cô VA hay HN, một mặt rất khốn nạn – theo nghĩa con người khốn nạn, dư luận hẳn sẽ không ngưỡng mộ ông X đó như đang ngưỡng mộ. Ví như ông X có vợ con, lợi dụng vợ thăng tiến, sau đó khi đã thành đạt lại bỏ vợ, sau đó thi thoảng lại khoe các chiến tích 1 đêm ngủ với 4 em trẻ đẹp 17,18… bên bàn tiệc và hãnh diện, thế rồi mua trinh gái vị thành niên để giải xui vv… (Ông X là có thật và những điều trên tôi tận tai nghe chính đương sự nói chứ ko phải tin đồn.) Rõ ràng cái dở trong cách sống của ông X còn tệ hại hơn cái dở trong cách sống của mấy cô nói trên, vì ko những chỉ cổ súy ngầm cho lối sống không coi trọng nghĩa tình, bởi ông X có tầm ảnh hưởng lớn và thực tới 1 bộ phận ko nhỏ các ông đàn ông, các bà phụ nữ và thanh niên trong xã hội, những người nể phục cái thành đạt giàu có quyền lực của ông X, mà còn gián tiếp tạo nên và duy trì những tệ nạn xã hội (đấy là nói theo ngôn ngữ báo chí :D), ví như gái bao, gái điếm, hay trào lưu mua bán trinh thiếu nữ nhỏ. Cái dở của TL hay HN chỉ là sống quá thoáng, lại ngờ nghệch và ko biết tự bảo vệ bản thân (vì đồng ý quay phim chụp ảnh và ko bảo vệ nổi tư liệu cá nhân) – hay nói như báo chí hoặc 1 phần dư luận là sống buông thả, chơi bời trác táng . Các cô TL, HN thì bị dư luận bảo là ko nên chường mặt ra hát hò, đóng phim nữa. Tuy nhiên ra phim nào, bài hát nào các vị có xem ko? Còn nếu dư luận biết về ông X rồi, mà sản phẩm cty ông X vẫn tốt, đẹp, rẻ, các vị có mua ko? Hay ví như TP, BK, lỗi còn nặng hơn TL, HN nhiều, nhưng họ hát hay, nên dù có cấm in sang băng đĩa, dư luận vẫn nghe họ hát và vẫn lùng tìm những bài mới của họ. Tóm lại chính kiến hay ý kiến của dư luận thực ra là cái gì?

Dư luận, công bằng, đời nghệ sỹ … (Phần 2)

4. Ảnh hưởng tới mầm non đất nước?

Thực ra các phụ huynh đừng nên sợ con mình sẽ bị ảnh hưởng bởi „thần tượng“. „Thần tượng“ kiểu TL hay HN chưa tới mức để con các vị bắt chước đâu. Nếu thật con cái các vị có 1 nền móng văn hóa gia đình sâu, dày, yêu quý tôn trọng bố mẹ và biết suy nghĩ, tin cậy và tin tưởng bố mẹ, thì các vị sống ra sao, những gì các vị dạy con có sức nặng hơn nhiều lần hành vi sống của mấy cô cậu nghệ sỹ, con các vị sẽ quay sang khinh bỉ những người từng là „thần tượng“ (nếu mà các vị khinh bỉ). Nếu các vị bản thân sống cũng ko được gương mẫu lắm (vi phạm nhiều các chuẩn mực xã hội mà báo chí hay nêu và được dạy trong trường phổ thông, ví như thật thà, ko hối lộ, ko ngoại tình, biết cách yêu thương quan tâm tới con…), thì bản thân con các vị nó cũng sẽ tự thấm các chuẩn mực mà các vị dạy nó bằng hành động trong cuộc sống. Khi đó, có thể ngay từ trong suy nghĩ con cái các vị đã thấy những việc như TL hay HN làm là bình thường, ko đáng lên án chỉ trích lắm. Nếu các vị phụ huynh chỉ trích chúng sẽ cãi, dù cãi được hay ko, vì thâm tâm chúng thấy người lớn xung quanh có tốt đẹp hơn đâu. Nếu con các vị có chọn cách sống gần giống như hành vi nào đó của ai đó, thì đó thực ra là do giáo dục của gia đình, của nhà trường, của xã hội mười mấy năm mà thành. Hành vi của HN hay TL ko phải là sự „sáng tạo“ hay „hư hỏng đột xuất“ – nó chính là sản phẩm của văn hóa xã hội thời kỳ này. Nếu các vị phụ huynh cảm thấy ko thể quản lý, định hướng, ko thể hiểu được con mình, thì bất cứ cái gì xảy ra trong cuộc sống cũng là 1 nguy cơ mà „mầm non“ nhà các vị sẽ phát triển, cảm thụ ko như các vị muốn. Nếu con các vị phát triển theo cách nào đó các vị rất ko muốn, đấy ko phải lỗi của các sự kiện xảy ra, mà là do hạn chế trong khả năng giáo dục con của các vị. Cái tệ nữa là, nhiều vị tỏ rõ thái độ rằng, nếu đứa con sống giống các vị muốn thì các vị yêu, nếu ko giống thì là đồ nọ đồ kia, các vị ko yêu, các vị ghét. Tình yêu thương của bố mẹ lại có điều kiện thế ư? Khi con vấp ngã, đến bố mẹ cũng ghét bỏ, nó còn chỗ dựa nào đây? Đời ai cũng có lúc sai lầm, vấp ngã, ko lúc này thì lúc khác. Tình yêu thương của gia đình và trí tuệ, bản lĩnh của cá nhân mới là cái làm cho mỗi cá nhân trưởng thành và thành đạt. Trong trường hợp VA chẳng hạn, thay vì bảo con rằng „cách sống đó là sa đọa, là xấu xa, thấy chưa, bị cả xã hội lên án, nếu con mà làm thế thì bố mẹ chả còn mặt mũi nào vv…“, cũng có thể dạy con rằng „cuộc sống rất nhiều cám dỗ, có nhiều người xấu. Vì thế khi làm gì con cũng nên suy nghĩ kỹ, nếu chưa biết chắc nên hay ko nên con có thể tham khảo ý kiến bố mẹ, anh chị, bạn bè. Vấp ngã thì đau, con thấy VA ko? Mình tự tránh được cho mình những cú ngã tới đâu thì tốt tới đó. Tuy nhiên, con có ngã thì bố mẹ vẫn luôn yêu thương ở bên con“ hay đại khái thế. Trong nhiều trường hợp, đứa trẻ mắc lỗi gì đó, chịu vết thương gì đó (như serie bài hiện tại của Tiền Phong), khi nó ko tin rằng gia đình hay người thân sẽ ở bên, tin rằng bố mẹ cũng sẽ quay lưng, có thể trong 1 phút bế tắc nó sẽ tuyệt vọng mà tự tử.

Dư luận, công bằng, đời nghệ sỹ … (Phần 3)

Lúc nãy để chung với phần 2 nhưng dài quá nên tách riêng ra thành phần 3, cảm nhận riêng về đời sống của giới làm nghệ thuật

5. Đời sống nghệ sỹ

Cái này nhất thiết phải bàn!. Nghệ sỹ là những người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật. Họ có một đời sống và đời sống tình cảm, tình dục khác hẳn người ở trong các lĩnh vực khác. Họ có thể thông minh hoặc ko thông minh, tài năng hoặc ko tài năng, bản lĩnh hay không bản lĩnh, nhưng có lẽ đặc điểm chung của họ là nhạy cảm, và sống nhiều theo tiếng gọi của bản năng. Tính cách của họ đặc trưng đến nỗi, trong tâm lý học có „kiểu hình thần kinh nghệ sỹ“ hay „khí chất nghệ sỹ“ trong phân loại kiểu hình thần kinh hay khí chất con người. Nếu bạn bước chân vào trường múa, hay Nhạc viện, bạn sẽ choáng khi ngồi nghe họ nói chuyện với nhau, bình luận về cuộc sống. Họ dường như có vẻ thô tục, quen biết thì thấy họ quan hệ tình dục rất sớm và dường như „bừa bãi“ (theo quan niệm chung của xã hội), hình như họ „ít nghĩ“… Tôi đã gần như bước 1 chân vào con đường nghệ thuật rồi lại rút ra, bởi thấy cái thế giới đó ko giống thế giới tôi muốn sống. Khi tách ra khỏi giới nghệ sỹ, tôi nghĩ lại, vẫn contact với một số người trong đó, và dần bớt thành kiến và có lẽ hiểu họ hơn. Những cô gái trường múa trẻ trung, xinh đẹp, nếu mọi người biết rất nhiều cô phải dựa vào các anh đàn ông mới có tiền mua quần áo, son phấn, sẽ bĩu môi, nếu biết thêm rất nhiều người trong số họ hay bị các anh bồ hay chồng đánh, sẽ ko khỏi thắc mắc. Họ tập trung sống với nhau trong trường múa mà ko ở cùng bố mẹ từ nhỏ, phần nhiều có gia cảnh ko mấy sung túc, nghề nghiệp thì ko tránh được chỗ khoe dáng, lại đòi hỏi nhan sắc. Ca sỹ thì chuyện của họ thường là yêu nhau, nhưng mà chán nhanh. Khi họ ko nổi tiếng, chả ai quan tâm. Nếu họ có chút tiếng tăm, nếu yêu người ko nổi bằng, họ chán và dễ bị những người hào nhoáng hơn quyến rũ (nhiều lắm). Yêu người tương đương, các báo sẽ viết về những mối tình nghệ sỹ. Trót yêu người giàu hơn hay nổi hơn, họ sẽ nhanh chóng mang tiếng thực dụng, lợi dụng. Mà thường thì các mối tình dù với ai cũng chóng vánh, cho tới khi họ ổn định gia đình và nếu may mắn thì ko bị đứt gánh giữa đường hay đi bước nữa. Khi mà phần cảm xúc là rất quan trọng trong cuộc sống, quyết định tính hấp dẫn của cá nhân, lại là nguồn nuôi dưỡng sự nghiệp, thì sống theo cảm xúc, bản năng là lựa chọn đương nhiên. Mà cảm xúc thì làm gì có chuẩn mực đạo đức hay lý trí trong đó. Trong giới nghệ sỹ cũng ít ai đánh giá nhân cách hay đạo đức của ai. Họ là nghệ sỹ, sản phẩm của họ là nghệ thuật, thước đo họ là tài năng nhan sắc. Họ đâu phải hiện thân của đạo đức, họ ko có trách nhiệm làm mẫu hình đạo đức trong xã hội. Việc báo chí khai thác đời tư của họ rồi đưa lên thay vì tập trung vào tài năng hay sản phẩm

nghệ
thuật của họ, thì đó là việc của báo chí. Khi đời tư của họ bị đưa lên báo chí, dư luận đâu có đo đạc các giá trị bằng thước đo nghệ sỹ, mà đo bằng thước đo chuẩn mực xã hội – cái mà ngay cả người thường ko phải ai cũng sống như thế. Trách họ, chửi mắng họ – cái lũ nghệ sỹ – có thật là đúng ko? Theo tôi lỗi ở đây là do báo chí khai thác ko đúng mặt cần khai thác. Tung hô họ quá về đời sống bên ngoài cũng dở hơi, mà chửi bới họ quá về lối sống cũng rất là dớ dẩn.

Về giới nghệ sỹ, còn cần nói thêm 1 điều nữa, là về những người có chức vụ, có quyền thẩm định, có khả năng nâng đỡ người này hạ người kia. Có 1 số quy luật phổ biến trong giới nghệ thuật VN, mà tôi biết ít nhất trong lĩnh vực ca nhạc hay múa. Nếu bạn ko xuất thân thế lực giàu có, ko tài đến mức thiên tài, ko may mắn đến ko thể tin được, thì muốn vươn lên trong nghề, bạn phải chấp nhận 1 số thỏa thuận với 1 số người nào đó. Thường thì các thỏa thuận ko đến nỗi phô, ko đến nỗi bỉ ổi như người ta vẫn tưởng. Các nghệ sỹ, nhất là nữ trẻ, thường bị danh tiếng, tài năng của những người đàn ông lớn hơn thu hút. Họ có thể có cảm xúc thực sự với những người có thế lực nâng đỡ họ, và sự tự nguyện làm bồ, làm người tình 1 thời gian với người kia là có tình cảm thật trong đó, phần hy vọng được „người tình“ nâng đỡ cũng ko phải là ko. Rồi họ chán, ông to kia cũng chán, nhưng mà thỏa thuận xong, hoặc họ chưa chán thì lại đau khổ, và lại thăng hoa cho nghệ thuật. Cuộc sống của 1 nghệ sỹ tóm lại là diễn ra phần nhiều theo quy luật cảm xúc, quy luật ko giống hẳn quy luật của người ko làm nghệ thuật. Thêm điều cuối cùng là họ thường ko xảo quyệt, bởi vì xảo quyệt thì làm sao mà nhiều cảm xúc và để cảm xúc chi phối được.

Có những tài năng lớn trong làng điện ảnh, làng ca nhạc của VN đầu đời cũng có những sai lầm, có thể coi là sai lầm lớn xét ở thời kỳ của họ. Nhưng báo chí thời đó ko lấy những sai lầm của họ để khai thác, nên tài năng của họ vẫn được vun đắp, vẫn giành được thiện cảm của công chúng và thành công rực rỡ về sự nghiệp trong con mắt hâm mộ của bao người. Nếu tuổi trẻ của họ diễn ra vào thời đại báo mạng và blog nhan nhản như ngày nay, thì chưa chắc sự nghiệp và cuộc sống của họ đã như vậy.

2 thoughts on “Sưu tầm: Dư luận, công bằng, đời nghệ sỹ”

  1. đọc xong chị mới hiểu tại sao mình ko chỉ trích TL gay gắt như mọi người. Ấy là vì ở gần mấy trường nghệ thuật từ bé đến h, đi đâu cũng gặp nghệ sĩ, thói xấu của họ mình quen mất rồi

    Reply

Leave a Reply