Dừng đèn đỏ

Đi làm về, dừng đèn đỏ ở chỗ bến xe Mỹ Đình, đèn đỏ hẳn 100 giây, chỗ đó cho phép rẽ phải khi đèn đỏ, là đường rẽ của các ô tô khách để vào bến xe. Nhưng có rất nhiều con giời xe máy đỗ mẹ nó vào phần đường rẽ phải, ô tô khách bấm còi cho tung đít thì lại lật đật chạy vượt lên đứng chờ đèn đỏ sai chỗ. Nói chung là rất thảm hại. Chính quyền đã hoàn toàn thất bại trong việc tạo thói quen tốt cho người dân. Một, là việc lấy bằng lái xe quá dễ, không cần học luật, dẫn tới toàn những người không hiểu gì về giao thông tham gia giao thông. Lái ô tô cũng ngày càng dễ dần. Hai, đường xá cũ kĩ mờ mịt, ý mình đang nói về vạch kẻ đường. Thứ ba là thiếu một anh cảnh sát đứng đó phạt tất cả những ông nào đỗ vào vạch cấm đỗ. À mà làm đéo gì có vạch cấm dỗ, phạt thế nào được. Thế là bọn rẽ phải sẽ bị tức điên vì không có đường rẽ, bấm còi BIM BIM inh ỏi như lũ rồ với nhau.

Vừa đọc một đoạn trong “Phải trái đúng sai”, thấy đúng đắn với tình huống này quá:
“Giá trị đạo đức có vẻ như là kết quả của thói quen”. Đó là điều mà chúng ta học bằng cách thực hành. “Những đức tính chúng ta có được đầu tiên là do thực hành chúng, cũng giống như trong nghệ thuật”.
Về mặt này, trở thành người có đạo đức cũng giống như học thổi sáo. Không ai học được cách chơi một nhạc cụ bằng cách đọc sách hay nghe giảng. Bạn phải thực hành. Và cũng nên nghe các nhạc sĩ tài năng, xem cách họ chơi. Bạn không thể trở thành nghệ sĩ violon mà không luyện tập. Và với giá trị đạo đức thì cũng thế: “Chúng ta trở thành người công bằng bằng cách thực hiện hành động công bằng, trở thành người ôn hòa bằng cách thực hiện hành động ôn hòa, trở thành người dũng cảm bằng cách thực hiện hành động dũng cảm.
Điều này tương tự như thực hành các kỹ năng khác, chẳng hạn như nấu ăn. Rất nhiều sách dạy nấu ăn được xuất bản, nhưng không ai có thể trở thành đầu bếp xuất sắc chỉ đơn giản bằng cách đọc sách. Bạn phải nấu nướng thật nhiều.
“Nếu giá trị đạo đức là điều gì đó chúng ta học thông qua việc thực hành, đầu tiên chúng ta phải bằng cách nào đó phát triển các thói quen tốt. Đối với Aristotle, đây là mục đích chính của pháp luật – để trau dồi, rèn giũa các thói quen sẽ dẫn đến tính cách tốt. “Các nghị sĩ làm công dân trở nên tử tế bằng cách hình thành thói quen cho họ, và đây là mong muốn của tất cả các nhà lập pháp, và những người không làm được điều đó mất đi dấu ấn của mình, và đây chính là điểm khác biệt giữa một hiến pháp tốt và một hiến pháp tồi”. Giáo dục đạo đức ít thiên về việc ban hành các quy tắc mà thiên về việc hình thành thói quen và định hình tính cách. “Nó không tạo ra sự khác biệt nhỏ … dù chúng ta hình thành thói quen kiểu này hay kiểu khác từ khi chúng ta còn rất trẻ, nó tạo ra một sự khác biệt rất lớn, hay đúng hơn là tất cả sự khác biệt”.

Leave a Reply