Sự kì diệu của hiệu ứng mồi

Nếu bạn vừa nhìn thấy hoặc nghe thấy từ ĂN (EAT), thì trong khoảnh khắc, bạn có Xu hướng điền chữ còn thiếu vào chỗ trống của từ SO_P để tạo thành từ SOUP (cháo/súp) hơn là SOAP (xà phòng). Chúng ta gọi đó là hiệu ứng mồi, từ ĂN đã mồi cho trí não bạn ý tưởng SÚP.
Hiệu ứng mồi được thể hiện dưới rất nhiều dạng thức. Nếu từ ĂN đang chiếm lĩnh đầu óc bạn thì thường bạn sẽ nhận biết từ SOUP nhanh hơn bình thường, không chỉ ý tưởng liên quan tới súp mà còn hang loạt các ý tưởng liên quan đến chuyện ăn uống, bao gồm dĩa, đói, béo, ăn kiêng, bánh. Nếu bạn vừa ngồi ăn ở một cái bàn cập kênh trong nhà hang thì bạn cũng sẽ được dẫn dắt để nghĩ đến sự bập bênh.

Nhà tâm lý học John Bargh và các đồng sự đã yêu cầu các sinh viên ở đại học New York, hầu hết trong độ tuổi 18 tới 22 – thu thập bốn từ có nghĩa tự một tập hợp năm từ (ví dụ: “thấy ông tóc bạc phơ”). Hơn một nửa số người được hỏi trong nhóm sinh viên đã nhặt ra những từ có nghĩa liên quan tới người cao tuổi, ví dụ như Florida, đãng trí, hói, hoa râm hoặc nhăn nheo. Khi hoàn thành nhiệm vụ, các sinh viên tham gia thí nghiệm tiếp tục thực hiện một thí nghiệm khác trong một văn phòng ở tầng dưới. Quãng đường đi bộ ngắn từ hai điểm thí nghiệm chính là điều mà John Bargh nhắm tới. Các nhà nghiên cứu kín đáo đo thời gian di chuyển giữa hai địa điểm của các sinh viên này. Như Bargh đã dự đoán trước, những người trẻ tuổi vừa tìm ra các từ có nghĩa liên quan đến người già đi chậm hơn rõ rệt so với những người bình thường. Ngạc nhiên chưa?
“Hiện tượng Florida” ở đây liên quan tới hai trạng thái của hiệu ứng mồi. Đầu tiên, một tập hợp từ ngữ dẫn dắt tư tưởng liên hệ với người cao tuổi, mặc dù từ “già nua” không hề được nhắc tới; thứ hai, những suy nghĩ này đến lượt nó, lại dẫn dắt một hành vi, đi chậm vốn là từ có sự liên hệ với người cao tuổi. Tất cả những điều này diễn ra một cách hoàn toàn không có kiểm soát. Hiện tượng dẫn dắt mồi đáng kinh ngạc này – một ý tưởng chi phối thế nào đến một hành vi – được biết đến với tên gọi hiệu ứng ý vận. Mặc dù chắc chắn là bạn không ý thức được điều này, nhưng việc đọc những dòng này cũng sẽ dẫn dắt bạn. Bây giờ nếu đứng lên đi lấy một cốc nước, bạn sẽ thực hiện chậm rãi hơn bình thường, trừ khi bạn rất ghét những người già, trong trường hợp này, các nhà nghiên cứu cho rang bạn sẽ thực hiện hành động nhanh hơn bình thường. Hahaha.
Liên tưởng ý vận cũng đúng trong chiều ngược lại. Nếu bạn được mồi để nghi đến người già, bạn sẽ có xu hướng hành động như người già và hành động như người già sẽ củng cố thêm suy nghĩ của bạn về người già.
Những mối liên kết đảo chiều như vậy rất phổ biến trong mạng lưới liên tưởng. Ví dụ, vui vẻ có xu hướng khiến bạn mỉm cười, và mỉm cười lại có xu hướng khiến bạn cảm thấy vui vẻ. Nếu bạn giữ chiếc bút chì ngang miệng bang cách cắn chặt răng, đó là bạn đang thực hiện hành vi mỉm cười, còn bạn chu môi thì giống như bạn đang nhăn nhó. Các sinh viên được yêu cầu xếp hang trang biếm họa The Far Side của Gary Larson trong khi thực hiện một trong hai động tác đó, kết quả là những người đang thực hiện hành động mỉm cười cho rằng loạt tranh đó hài hước hơn so với đánh giá của những người đang “nhăn nhó”.
Thật đơn giản, điệu bộ có thể ảnh hưởng một cách vô thức tới suy nghĩ và cảm xúc của chúng ta.
Gợi nhắc về tiền bạc cũng sinh ra vài hiệu ứng phức tạp. Những người tham gia thí nghiệm của chúng tôi được xem một danh sách gồm năm từ, sau đó họ sẽ đặt ra một câu có nghĩa gồm bốn từ theo chủ đề tiền bạc (cao/ một/ lương/ bàn/ chi trả” sẽ thành “một (mức) lương (được) chi trả cao”). Những hiệu ứng mồi khác thì tinh vi hơn nhiều, bao gồm sự hiện diện của những đồ vật liên quan đến tiền bạc được sắp đặt một cách “vô lý” trong khung cảnh, ví dụ như một bàn cờ tỷ phú được đặt trên bàn hoặc một chiếc máy tính với màn hình chờ là những đồng đô la trôi bồng bềnh trên mặt nước.
Những người bị “mồi” tiền bạc trở nên độc lập hơn so với khi không được dẫn dắt bởi những thứ liên quan. Họ kiên nhẫn hơn gần gấp đôi để cố gắng xử lý một vấn đề rất hóc búa trước khi nhờ người tổ chức thí nghiệm giúp đỡ, họ quyết liệt chứng minh sự độc lập tự chủ của mình. Những người bị “mồi” liên quan đến tiền bạc cũng trở nên ích kỷ hơn: Họ không thích bỏ thời gian giúp đỡ những sinh viên khác. Khi một người tổ chức thí nghiệm thử đánh rơi đống bút chì xuống sàn, những người tham gia thí nghiệm bị “mồi” tiền bạc sẽ ít giúp đỡ hơn sơ với những người không bị hiệu ứng mồi tiền bạc ảnh hưởng. Trong một thí nghiệm khác, khi tham gia một cuộc trò chuyện ngắn để làm quen với người khác, người tổ chức xếp hai chiếc ghế, những người bị mồi tiền bạc có xu hướng ngồi xa người khác (118cm so với 80cm). Những người tham gia thí nghiệm được mồi tiền bạc cũng cho thấy họ có khả năng chịu đựng việc phải ngồi một mình tốt hơn nhiều so với những người khác.
Nếu con người sống trong một môi trường sống được bao bọc bởi nền văn hóa gợi nhắc tới tiền bạc, nó sẽ có tác động tới quá trình hình thành nhân cách của chính chúng ta, ảnh hưởng tới thái độ và hành vi của chúng ta mà chính chúng ta cũng không nhận ra. Một vài nền văn hóa thường xuyên nhắc nhở con người ta về sự tôn trọng, một số lại nhắc đến Chúa và một vài xã hội dẫn dắt sự thuần phục bằng hình ảnh choáng ngợp của vị lãnh tụ kính yêu. Việc trưng bày nhan nhản khắp nơi các hình ảnh chân dung của vị lãnh đạo quốc gia ở các xã hội độc tài không chỉ hàm ý “Lãnh tụ đang nhìn bạn” mà còn làm suy giảm những ý nghĩ tự phát cũng như những hành động tự do.
–thaimeo: đây là đoạn trích gần như là hay nhất của chương 04 cuốn “Tư duy nhanh và chậm”, một cuốn sách xuất sắc. Các bạn có thể đọc ebook tại alezaa.

3 thoughts on “Sự kì diệu của hiệu ứng mồi”

  1. Em vừa đọc đến chương này của cuốn sách xuất bản quý !.2023, thì thấy bị bỏ đi đoạn này rồi anh ạ 😀
    Việc trưng bày nhan nhản khắp nơi các hình ảnh chân dung của vị lãnh đạo quốc gia ở các xã hội độc tài không chỉ hàm ý “Lãnh tụ đang nhìn bạn” mà còn làm suy giảm những ý nghĩ tự phát cũng như những hành động tự do

    Reply

Leave a Reply