Bản chất của nghị lực

Nghị lực có phải là một kĩ năng hay không? Tại sao có những ngày bạn ăn uống rất lành mạnh, có những ngày lại toàn ăn gà rán và khoai tây chiên? Có những ngày bạn tập thể dục rất chăm chỉ vào buổi tối, có những ngày bạn không thể làm gì khác ngoài nằm ườn ra và lướt facebook? Nếu nghị lực là một thói quen, sao nó không duy trì từ ngày này qua ngày khác?
Muraven làm một thí nghiệm, đặt trong phòng 67 suất bánh quy vừa nướng và 67 bát củ cải, 67 sinh viên được tuyển để thực hiện thí nghiệm này, họ được thông báo rằng đây là thí nghiệm kiểm tra mùi vị thức ăn – thực chất là thử nghiệm việc sử dụng nghị lực. Từng người ngồi trước hai suất ăn. Một nửa được ăn bánh quy, một nửa buộc phải ăn củ cải. Bánh quy thơm ngon và dễ ăn hơn củ cải rất nhiều. Ăn củ cải và bỏ qua bánh quy là việc cần rất nhiều nghị lực.
Sau khi ăn xong 15 phút, những người làm thí nghiệm được yêu cầu giải một bài toán: Vẽ một hình chỉ bằng một nét, không nhấc bút, không vẽ một nét hai lần. Bài toán này thực ra không có lời giải, mục đích là để kiểm tra nghị lực của các sinh viên, những người ăn bánh quy – vừa mất rất ít nghị lực, và những người ăn củ cải – những người đã tốn khá nhiều nghị lực để bỏ qua món bánh quy thơm ngon. Kết quả là nhóm ăn bánh quy dành trung bình 19 phút để giải bài toán, họ tỏ ra khá thoải mái. Nhóm ăn củ cải chỉ dành trung bình 9 phút, họ hầu như tỏ ra phát điên, và cho rằng “phát ốm vì cái thí nghiệm ngớ ngẩn này”.
“Bằng cách làm cho mọi người sử dụng một chút nghị lực của mình để bỏ qua bánh quy, chúng tôi đã đặt họ vào một hoàn cảnh mà họ sẵn sàng từ bỏ nhanh hơn nhiều”, Muraven nói. Nghị lực không phải là một kỹ năng, nó là một sức lực, giống như sức lực trong tay hay chân bạn, và nó mệt mỏi khi nó làm việc nhiều hơn, nên chỉ còn lại ít sức lự cho những thứ khác.
Kì diệu chưa, nghị lực là vật chất? Nó không vô hạn? Vài nghiên cứu cho thấy những người thành công không chịu nổi các vấn đề về tình dục (thường xảy ra vào đêm muộn, sau một ngày dài sử dụng hết nghị lực cho công việc, họ không còn đủ nghị lực và kiên nhẫn để giải quyết các vấn đề phát sinh vào ban đêm, hehe). Nếu bạn sử dụng hết nghị lực vào những công việc chán ngắt, phức tạp và buồn chán, toàn bộ sức lực sẽ tan biến khi bạn trở về nhà.
Nhưng liệu nghị lực có luyện tập được như thể dùng tạ để tăng sức mạnh cơ bắp?
Năm 2006, hai nhà nghiên cứu người Úc – Megan Oaten và Ken Cheng – đã cố gắng trả lời câu hỏi đó bằng cách tạo ra một buổi luyện tập nghị lực. Họ ghi danh 24 người trong độ tuổi 18 tới 40 trong một chương trình luyện tập thể chất 2 tháng, cho họ trải qua nhiều bài tập cử tạ, huấn luyện sức chịu đựng và thể dục thẩm mỹ. Hết tuần này đến tuần khác, mọi người ép buộc bản thân luyện tập thường xuyên hơn, sử dụng nhiều nghị lực hơn mỗi lần họ đến phòng tập.
Sau hai tháng, các nhà nghiên cứu xem xét cẩn thận phần cuộc sống còn lại của những người tham gia để biết nghị lực tăng ở phòng tập có dẫn đến nghị lực nhiều hơn tại nhà không? Trước khi thí nghiệm bắt đầu, phần lớn người tham gia tự nhận mình là “ỳ xác thối”. Bây giờ, dĩ nhiên, họ có cơ thể cân đối hơn. Nhưng họ cũng khỏe mạnh hơn ở các khía cạnh khác của cuộc sống. Nếu họ dành nhiều thời gian ở phòng tập, họ sẽ hút ít thuốc đi, ít uống rượu, cà phê hơn và ăn ít thức ăn nhanh. Họ cũng dành nhiều thời gian làm bài tập hơn và xem ti vi ít đi. Họ ít bị trầm cảm hơn.
Oaten và Cheng tự hỏi, có thể những kết quả đó không liên quan gì đến nghị lực. Điều gì sẽ xảy ra nếu thể dục chỉ làm mọi người khỏe mạnh hơn và ít thèm ăn thức ăn nhanh hơn?
Vì thế, họ thiết kế một thí nghiệm khác. Lần này, họ ghi danh 29 người cho một chương trình quản lý tiền bạc kéo dài 4 tháng. Họ đặt ra mục tiêu tiết kiệm và yêu cầu người tham gia chấp nhận không tham gia các hoạt động xa hoa như đến nhà hàng dùng bữa hay đi xem phim. Những người tham gia được yêu cầu giữ lại danh sách cụ thể những thứ họ mua, điều lúc đầu có thể gây phiền toái, nhưng cuối cùng mọi người tăng dần tính kỷ luật để ghi lại mọi thứ đã mua. Tài chính của mọi người cải thiện khi họ tiến triển trong chương trình. Điều ngạc nhiên hơn, họ cũng ít hút thuốc hơn và uống ít rượu, cà phê hơn – trung bình, hai cốc cà phê, hai ly bia và với người hút thuốc, ít hơn 15 điều mỗi ngày. Họ ăn ít thức ăn nhanh hơn và hiệu quả cả trong công việc và học tập. Nó giống như nghiên cứu về thể dục: Khi mọi người nâng cao nghị lực của mình ở một phần của cuộc sống – trong phòng tập, hay một chương trình quản lý tiền bạc – sức mạnh đó ảnh hưởng đến món họ ăn hay họ làm việc chăm chỉ thế nào. Một khi nghị lực mạnh mẽ hơn, nó chạm đến mọi thứ.
Oaten và Cheng tiến hành thêm một thí nghiệm nữa. Họ ghi danh 45 học sinh vào một chương trình cải thiện học tập, tập trung tạo ra thói quen học tập. Có thể dự đoán được, kỹ năng học tập của người tham gia được cải thiện. Và những học sinh cũng ít hút thuốc hơn, uống rượu ít hơn, xem tivi ít hơn, tập thể dục nhiều hơn và ăn uống khỏe mạnh hơn, cho dù tất cả những thứ đó chưa bao giờ được đề cập tới trong chương trình học tập. Một lần nữa, khi sức mạnh nghị lực của họ tăng lên, những thói quen tốt có vẻ sẽ tác động đến các phần khác của cuộc sống của họ.
“Khi bạn học cách ép buộc bẩn thân mình đến phòng tập, bắt đầu làm bài tập hay ăn rau trộn thay vì bánh mỳ kẹp, một phần của những gì đang xảy ra là bạn đang thay đổi cách suy nghĩ của mình,” Todd Heatherton nói, một nhà nghiên cứu tại Dartmouth đã xem xét các nghiên cứu về nghị lực. “Mọi người điều chỉnh sự thôi thúc tốt hơn. Họ học cách làm xao lãng mình khỏi những cám dỗ. Và khi bạn đã quen với thói quen nghị lực đó, não của bạn được luyện tập để giúp đỡ bạn tập trung vào một mục tiêu.”
“Đó là lý do tại sao đăng ký các lớp học đàn pi-a-nô hay thể thao cho trẻ con là rất quan trọng. Nó không liên quan gì đến việc tạo ra một nhạc sĩ giỏi hay một ngôi sao bóng đá 5 tuổi,” Heatherton nói. “Khi bạn học cách buộc bản thân mình luyện tập trong một giờ hay chạy 15 vòng, bạn bắt đầu xây dựng sức mạnh tự điều chỉnh.  Một đứa trẻ 5 tuổi có thể đuối theo trái bóng trong 10 phút sẽ trở thành một học sinh lớp 6 có thể bắt đầu làm bài tập đúng giờ.”
(Đây là một đoạn trích của cuốn Sức mạnh của thói quen – Charles Duhigg, mình đang đọc cuốn này, có khá nhiều thông tin hay, đây là một đoạn ví dụ, mình đã phải nhìn sách và gõ lại, hi vọng các bạn thấy có ích và đi tới phòng tập gym :))
 
 
 

Leave a Reply